• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu thủy sản tháng 7/2021 chững lại vì Covid bùng phát mạnh

Nguồn tin: Vasep, 02/08/2021
Ngày cập nhật: 4/8/2021

Trong điều kiện áp dụng Chỉ thị 16 tại Tp. Hồ Chí Minh và 19 tỉnh thành phía nam, sản xuất và XK thủy sản sụt giảm đáng kể nhất là từ nửa cuối tháng 7. Sau khi tăng 16% vào nửa đầu tháng, XK thủy sản nửa cuối tháng tháng 7/2021 bị sụt giảm rõ rệt (giảm khoảng 15% -20% so với nửa đầu tháng) khiến cho kim ngạch XK thủy sản cả tháng giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái với 763 triệu USD.

Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng cao trong nửa đầu năm nên lũy kế XK thủy sản 7 tháng đầu năm vẫn tăng 11% đạt 4,88 tỷ USD.

Nửa đầu năm 2021, XK thủy sản của cả nước vẫn đạt tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, mang lại giá trị 4,1 tỷ USD nhờ doanh nghiệp thủy sản nỗ lực và linh hoạt để ổn định sản xuất, duy trì nguồn cung, tận dụng cơ hội của các thị trường.

Triển vọng XK thủy sản Việt Nam năm 2021 đang rất khả quan nhưng đã bị chững lại khi làn sóng Covid lần thứ 4 bùng phát dữ dội ở khu vực trọng điểm sản xuất, chế biến và XK thủy sản là Tp. Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL đúng vào giai đoạn cao điểm, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và XK, nhất là vào nửa cuối tháng 7, do các yêu cầu giãn cách xã hội, phòng chống dịch rất chặt chẽ của Chính phủ như là quy định “3 tại chỗ” hoặc các quyết định, biện pháp siết chặt của địa phương làm cho sản xuất bị ngưng trệ.

XK tôm trong tháng 7 sụt giảm 4% so với cùng kỳ đạt 374 triệu USD, lũy kế 7 tháng vẫn giữ tăng trưởng 10% với 2,1 tỷ USD, chiếm 43% kim ngạch XK thủy sản. XK cá tra và cá ngừ trong tháng 7 giảm khoảng 5% đạt tương ứng 117 triệu USD và 60,5 triệu USD. Tính đến hết tháng 7/2021, XK cá tra đạt 898 triệu USD, tăng 13%; XK cá ngừ đạt 416 triệu USD, tăng 17%.

XK mực, bạch tuộc giảm 9% đạt khoảng 47 triệu USD trong tháng 7, theo đó kết quả 7 tháng đầu năm là 314 triệu USD, tăng 8%. XK các mặt hàng khác đều giảm trong đó cua ghẹ giảm 3% và các loại cá khác giảm 2% trong tháng 7.

Áp dụng Chỉ thị 16 tại Tp. Hồ Chí Minh và 19 tỉnh thành phía nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết các Tỉnh thành đã yêu cầu các DN chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường – 2 địa điểm” để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp. Các DN thủy sản đã chung tay sát cánh cùng Chính phủ thực hiện nghiêm các quy định nhằm vừa chống dịch vừa duy trì được sản xuất.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% các DN thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được, thì số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Và công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%.

Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung. Dự tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30%. Ngoài ra, DN đang bị gánh nặng các loại chi phí phát sinh do Covid như trang bị cho công nhân làm việc 3 tại chỗ, trả thêm lương, chi phí xét nghiệm hàng tuần, trong khi các chi phí đầu vào và logistic tăng mạnh...

Với thực tế khó khăn hiện nay, XK thủy sản nửa cuối năm chắc chắn sẽ tuột dốc, nếu không có giải pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi sản xuất, xuất khẩu và trực tiếp thúc đẩy sinh kế cho công nhân, nông-ngư dân trong bối cảnh sống chung với dịch bệnh Covid-19. Trong đó, có việc cần triển khai sớm là ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động trong nhà máy chế biến thủy sản đảm bảo tiêu chí an toàn, tiếp đó là sự hỗ trợ cho DN và người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid.

Lê Hằng

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang