• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ninh Thuận: Chủ động phòng, chống sâu keo và bệnh khảm lá mì

Nguồn tin: Báo Ninh Thuận, 06/07/2020
Ngày cập nhật: 7/7/2020

Sâu keo trên cây bắp và bệnh khảm trên cây mì là 2 đối tượng gây hại nghiêm trọng thường xuất hiện vào vụ hè-thu rất khó kiểm soát nếu để lây lan trên diện rộng. Để chủ động phòng, chống và giảm mức thấp nhất thiệt hại do sinh vật gây hại, các cơ quan chuyên môn, nông dân cần chủ động các biện pháp phòng, trừ.

Theo đó, Chi cục Bảo vệ và trồng trọt tỉnh Ninh Thuận đã đưa ra các khuyến cáo giúp các ngành chuyên môn, nông dân chủ động phòng trừ như sau:

Đối với sâu keo mùa thu trên cây bắp: Cần thực hiện lịch trồng bắp tập trung theo đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống vụ hè-thu, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Tập huấn, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nông dân sử dụng các giống bắp có tính kháng sâu keo mùa thu, ngâm ủ hạt giống, bón phân cân đối phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng giúp cho cây bắp phát triển thuận lợi. Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để phòng chống sâu keo mùa thu trước, trong gieo trồng đến khi thu hoạch; sử dụng bẫy bả, bẫy chua ngọt và Pheromone để thu bắt và tiêu diệt trưởng thành.

Đối với bệnh khảm trên cây mì (sắn): Bệnh vẫn lây lan là do chưa có giống mì kháng bệnh; nông dân vẫn trồng mỳ tự phát với diện tích lớn; vẫn sử dụng giống mì nhiễm bệnh để tái sản xuất; khâu kiểm soát giống sạch bệnh vẫn chưa tốt; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch chưa hiệu quả…do đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển hom giống của người dân và các tổ chức sản xuất, chế biến tinh bột sắn tại địa phương. Vận động và hướng dẫn nông dân tiêu hủy triệt để tàn dư nguồn bệnh sau thu hoạch theo quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn. Yêu cầu các tổ chức sản xuất, chế biến tinh bột sắn thực hiện tốt công tác tiêu hủy nguồn sắn bị bệnh ở các vùng nguyên liệu. Đồng thời tổ chức nhân rộng các vùng nguyên liệu sắn sạch bệnh cung cấp cho người dân.

Địa phương xây dựng các mô hình sản xuất giống mì sạch bệnh và khả năng chống chịu bệnh cao tại địa phương theo quy trình kỹ thuật do Cục Trồng trọt ban hành để cung ứng sản xuất. Bố trí cán bộ nông nghiệp, cán bộ kỹ thuật thực hiện công tác điều tra, theo dõi, phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn, lắp bẫy dính màu vàng để theo dõi bọ phấn ở các vùng trọng điểm sắn của địa phương.

Cơ Nguyên

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang