• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Giang: Chăn nuôi sau Tết: Phấp phỏng tái đàn

Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 20/02/2019
Ngày cập nhật: 23/2/2019

Những ngày qua, tình hình chăn nuôi và tiêu thụ gà, lợn trái ngược hẳn so với dịp trước Tết. Trong khi giá lợn thương phẩm, lợn giống tăng và kéo dài ở mức cao thì sức mua, giá gia cầm lại giảm. Người chăn nuôi tái đàn với tâm lý phấp phỏng bởi ngoài giá cả còn nguy cơ bệnh dịch đe dọa.

Thấy lãi nhưng chưa nuôi lứa mới

Thời điểm này, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong cả nước cơ bản được kiểm soát bởi đầu tháng 1-2019 Cục Thú y đã tìm ra và công bố các chủng vi rút gây LMLM trên đàn vật nuôi, đồng thời đưa ra giải pháp hữu hiệu phòng ngừa.

Trang trại lợn hơn 400 con của gia đình ông Ngô Xuân Lương, Chủ tịch Hội chăn nuôi lợn sạch Tân Yên.

Điều này giúp thị trường thịt lợn "ấm" lên, giá lợn hơi tiếp tục tăng, dao động từ 45- 48 nghìn đồng/kg, người nuôi lãi từ 900 nghìn đến hơn một triệu đồng/con. Lợn giống loại 10kg cũng có giá từ 700 nghìn đến 1,6 triệu động/con.

Mặc dù nuôi lợn đang có lãi song khu vực chăn nuôi nông hộ chưa dám tái đàn bởi tâm lý lo sợ dịch bệnh quay trở lại. Ông Ngô Quốc Đăng, thôn Giữa, xã Mỹ Hà (Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) chia sẻ: “Gia đình tôi vừa bán đàn lợn thương phẩm gần 20 con nhưng vẫn chưa dám mua giống vào lứa mới. Ngoài lo ngại bệnh LMLM, hiện giá lợn giống cũng đang ở mức quá cao, chăn nuôi nhỏ như chúng tôi sẽ gặp khó”.

Được biết, hiện chỉ có các hộ nuôi và trang trại tự sản xuất được con giống mới tái đàn bởi việc này vừa bảo đảm chất lượng lợn giống lại giảm chi phí đầu vào. Ông Phạm Ngọc Thanh, thôn Lộc Ninh, xã Ngọc Châu (Tân Yên) nói: “Trang trại của tôi có 50 lợn nái, chúng sinh sản ra đến đâu tôi để nuôi đến đó. Tuy nhiên để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, gia đình tôi vẫn phải chi phí ít nhất 200 nghìn đồng tiêm các loại vắc xin/đầu lợn”.

Ông Ngô Xuân Lương, Chủ tịch Hội chăn nuôi lợn sạch Tân Yên cho hay, vừa qua Hội có 2/3 trong tổng số 45 trang trại lợn mắc bệnh LMLM mặc dù vật nuôi đều được tiêm vắc xin nhưng một số vẫn bị chết. Nguyên nhân là do tiêm không đúng chủng vi-rút gây bệnh. Vì thế đại bộ phận người chăn nuôi vẫn mang tâm lý rụt rè, lo ngại, sợ dịch bệnh “hỏi thăm” khi tái đàn.

Chú trọng phòng, chống dịch bệnh

Trong khi giá lợn giữ lâu ở mức cao thì giá gà lại đang thấp hơn dịp trước Tết Nguyên đán và cùng kỳ năm ngoái. Giá gà đồi Yên Thế hiện dừng lại ở mức 50 nghìn đồng/kg; gà chíp là loại được người tiêu dùng ưa chuộng trong các dịp cúng lễ như Rằm tháng Giêng cũng dưới 60 nghìn đồng/kg, thấp hơn so với năm ngoái 15%.

Ông Lương Đức Kiên, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh: “Người chăn nuôi cũng nên mua các gói bảo hiểm nông nghiệp, tránh rủi ro, đồng thời tham gia chăn nuôi liên kết theo chuỗi, từ khâu giống- thức ăn- giết mổ đến bán sản phẩm”.

Tại huyện Yên Thế - thủ phủ chăn nuôi gà với sản lượng hơn 10 triệu con/năm, người dân vẫn tiếp tục tái đàn. Tuy nhiên chủ nuôi chỉ tái đàn mạnh dịp trước Tết Kỷ Hợi khoảng một tháng để lượng gà này kịp tiêu thụ trước vụ hè. Bởi sau đó thịt gà sẽ khó cạnh tranh với các loại thủy cầm như vịt, ngan,…

Chị Trung Thúy Chiều, thôn Đền Quan, xã Tam Hiệp (Yên Thế) cho biết, gia đình chị vừa mua 4,5 nghìn con gà đều là giống lai Hồ. Hiện giá gà giống vẫn ở mức trung bình. Gà lai Hồ (chỉ chọn gà trống) giá 19,5 nghìn đồng/ con; cả trống và mái giá 9 nghìn đồng/con; giá gà ri lai, mía lai dao động dưới 10 nghìn đồng/con.

Chị Chiều so sánh, trong dịp Tết vừa rồi nếu cùng nuôi 1.000 gà, giống mía lai chi phí hết khoảng 90 triệu đồng, người nuôi thu được 1,9 tấn gà lông, lãi 15 triệu đồng; giống gà lai Hồ chi phí hết 115 triệu đồng nhưng người nuôi thu được 3 tấn gà lông, lãi hơn 20 triệu đồng. Như vậy với thời gian tương đương, nuôi gà lai Hồ vẫn kinh tế hơn.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT), sau Tết, đàn lợn, gà giảm hơn do phục vụ nguồn cung thực phẩm dịp Tết, một số hộ chăn nuôi bắt đầu tái đàn. Chi cục khuyến cáo người chăn nuôi không vào đàn ồ át, hạn chế bất lợi. Thời điểm này, các địa phương đang tích cực thực hiện tháng tiêu độc, khử trùng đợt 1 trong năm. Việc này đặc biệt được chú trọng tại các huyện trọng điểm chăn nuôi của tỉnh là: Hiệp Hòa, Yên Thế, Tân Yên.

Ngoài ra, để chăn nuôi hiệu quả, ông Lương Đức Kiên, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo các chủ nuôi phải chọn giống tại các cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc; thực hiện tốt việc cách ly giống mới, sau hơn 20 ngày mới đưa vào khu chăn nuôi chính để bảo đảm an toàn sinh học; cách ly vật nuôi với các loài gặm nhấm, chim tự nhiên và khu dân cư; tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo hướng dẫn của Cục Thú y. “Người chăn nuôi cũng nên mua các gói bảo hiểm nông nghiệp, tham gia chăn nuôi liên kết theo chuỗi, từ khâu giống- thức ăn- giết mổ đến bán sản phẩm để tránh rủi ro"- ông Kiên nhấn mạnh.

Thế Đại

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang