• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Biến phế phẩm nông nghiệp thành thức ăn cho bò

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 11/12/2019
Ngày cập nhật: 12/12/2019

Lâu nay nhiều người vẫn thường vứt bỏ các phế phẩm nông nghiệp như: lá, thân đọt cây sắn, ngô, đậu… hoặc chỉ tận dụng thân cây sắn làm hom trồng cho vụ sau. Tuy nhiên, đối với anh Nguyễn Minh Cương (ở thôn 8, Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) thì phần phế phẩm này lại là nguyên liệu chính dùng để chế biến thức ăn cho bò sinh sản và bò vỗ béo của gia đình.

Việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò được anh Cương học hỏi từ cán bộ, giảng viên ngành chăn nuôi, thú y Trường Đại học Tây Nguyên. Theo đó, anh lấy phần phế phẩm của sắn, ngô, đậu mà người dân bỏ đi mang về đưa vào máy băm nhỏ rồi tiến hành ủ chua làm thức ăn cho đàn bò 17 con nuôi để vỗ béo và sinh sản.

Thông thường cứ 1 tấn thân đọt cây sắn hoặc ngô băm nhỏ được anh trộn đều với 20 kg cám gạo và 5 kg muối, sau đó cho vào bao tải lớn có lớp nilông ở bên trong cột thật chặt miệng bao theo dạng yếm khí; sau khoảng 21 ngày thì có thể dùng làm thức ăn cho trâu, bò. Sau khi ủ thành phẩm, 1 kg phế thải có hàm lượng dinh dưỡng tương đương với 3 kg cỏ lại thơm ngon nên trâu, bò đều ưa thích. Thời gian sử dụng có thể từ 1 – 2 năm.

Nguồn phế phẩm nông nghiệp được anh Cương tận dụng để làm thức ăn cho bò.

Anh Cương đã áp dụng phương pháp này trong nuôi bò đã được 6 tháng và đàn bò của gia đình phát triển hơn so với trước đây. Theo anh Cương, cách làm này vừa tận dụng được công lao động vừa tiết kiệm được nhiều chi phí trong chăn nuôi nên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thiết nghĩ, cách làm của gia đình anh Cương rất cần được nhân rộng không chỉ ở Hòa Sơn mà cả các địa phương khác trong tỉnh. Bởi với diện tích lớn trồng lúa nước, ngô lai, sắn và các loại cây họ đậu… trên địa bàn tỉnh, nếu tận dụng được nguồn phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò như mô hình của gia đình anh Cương thì sẽ là triển vọng rất lớn cho việc phát triển chăn nuôi ở địa phương.

Mộng Linh

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang