• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bàu Bàng (Bình Dương): Nông nghiệp công nghệ cao đạt kết quả tốt

Nguồn tin:  Báo Bình Dương, 15/8/2018
Ngày cập nhật: 17/8/2018

Qua gần 3 năm thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu, sản xuất nông nghiệp theo hướng kỹ thuật công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 - 2020), huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quy hoạch vùng sản xuất

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 từ 5 - 6%/năm, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất đạt 90 - 110 triệu đồng/năm, huyện Bàu Bàng đã từng bước phân vùng sản xuất nông nghiệp theo thế mạnh và thổ nhưỡng. Theo đó, vùng rau an toàn của huyện tập trung ở xã Long Nguyên, Lai Uyên, Hưng Hòa...; vùng cây ăn quả đặc sản (cây có múi, măng cụt) ở xã Long Nguyên, Trừ Văn Thố, Cây Trường II...; vùng chăn nuôi tập trung ở xã Lai Hưng, Trừ Văn Thố…

Mô hình trồng lan mokara của bà Nguyễn Thị Kim Ca (xã Lai Hưng) mang lại thu nhập trung bình 600 - 650 triệu đồng/năm. Ảnh: V.THẮNG

Đến nay, 100% diện tích đất canh tác cây lâu năm trong toàn huyện đã được cơ giới hóa trong khâu làm đất, chăm sóc, 80% trang trại chăn nuôi đã đầu tư hệ thống máng ăn, máng uống tự động, 34% đàn gia cầm và 29% đàn gia súc được nuôi theo quy trình ứng dụng công nghệ cao. Tổng diện tích ứng dụng kỹ thuật cao trong sản xuất trồng trọt của huyện đạt 192,7ha, trong đó có 2,4ha rau trong nhà kính, ứng dụng hệ thống tưới nước tự động, 71,6ha quýt đường, 31,5ha bưởi da xanh và 87,2ha cây ăn trái ứng dụng kỹ thuật tưới phun tự động. Về chăn nuôi, toàn huyện có 111 cơ sở chăn nuôi heo, gà theo hình thức trang trại kín, trại lạnh.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, hộ nông dân đầu tư sản xuất, huyện Bàu Bàng đã tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các chính sách của tỉnh khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...

Ông Nguyễn Hữu Chí, Bí thư Huyện ủy Bàu Bàng, cho biết với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Trung ương và của tỉnh là điều kiện thuận lợi để huyện Bàu Bàng huy động tốt các nguồn lực để tăng đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện địa phương tiếp tục khuyến khích các cơ sở, trang trại có điều kiện để triển khai các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, từ đó nhân rộng những mô hình hiệu quả cho các hộ nông dân khác triển khai. Với việc 12 trang trại trên địa bàn được công nhận VietGAP là cơ sở để huyện phấn đấu đến năm 2020 phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao theo đúng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.

Hiệu quả kinh tế cao

Hưởng ứng chủ trương của huyện Bàu Bàng về phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập trung, với phương thức công nghiệp và bán công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhiều chủ trang trại và hộ dân trên địa bàn huyện Bàu Bàng đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại với thiết bị hiện đại, như máng ăn, máng uống tự động, đầu tư công nghệ sau thu hoạch, hệ thống nhà lưới thủy canh, hệ thống tưới phun sương tự động... để sản xuất chăn nuôi, trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

Theo ông Lê Thanh Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng, qua việc tăng cường thực hiện liên kết “4 nhà” (Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông) đã góp phần đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ mới trong sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và giúp nông dân được tiếp cận những mô hình mới trong sản xuất, giống mới, kỹ thuật canh tác… Nhờ đó đã nâng cao năng suất, chất lượng nông sản trên địa bàn huyện và đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân so với sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Hiện nay, ngoài trang trại bưởi Thanh Thủy (xã Long Nguyên) thu lãi trung bình 8 tỷ đồng/năm, toàn huyện Bàu Bàng có nhiều hộ nông dân có thu nhập trung bình từ 1,2 - 6 tỷ đồng/ năm. Có thể kể đến như trang trại trồng quýt đường của ông Lê Văn Phấn (xã Trừ Văn Thố), sau khi trừ chi phí gia đình ông có lãi 4 - 6 tỷ đồng/năm; trang trại chăn nuôi heo trại lạnh của ông Phạm Văn Tạo (xã Lai Uyên) mang lại lợi nhuận hơn 1,3 tỷ đồng/năm…

Bên cạnh đó, toàn huyện Bàu Bàng còn có hơn 900 hộ nông dân tham gia trồng nấm, hoa lan, rau… theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị; thu nhập trung bình 100 - 650 triệu đồng/năm.

HOÀNG PHẠM

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang