• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ứng phó với việc nông sản rớt giá

Nguồn tin:  Sài Gòn giải phóng, 28/3/2018
Ngày cập nhật: 31/3/2018

Sau Tết Nguyên đán, ở nhiều địa phương xảy ra tình trạng nông sản vào vụ thu hoạch bị rớt giá thê thảm, đến độ phải đổ bỏ hoặc đem cho gia súc ăn. Thế nhưng, trong khi đó, tại các chợ lớn ở nhiều thành phố trong cả nước thì giá nông sản vẫn cao gấp nhiều lần.

Chứng tỏ không phải người tiêu dùng không cần nông sản đó, mà là do có sự bất ổn trong cung - cầu. Cần ứng phó với việc này bằng nhiều biện pháp, việc đầu tiên cần làm là nhà nông trong cùng địa phương, cùng canh tác một loại nông sản nên liên kết để tránh bị thương lái ép giá. Dù bất kỳ có cuộc mua bán nào cũng nên đồng nhất giá. Đừng bán phá giá hoặc cá nhân tự hạ giá bán, khiến cho hiệu ứng domino xảy ra.

Nếu nông sản không thể để lâu được, có thể linh động tự chế biến thô, thành phẩm để gỡ vốn hoặc tìm nguồn thu nhập theo hướng khác. Thay vì đổ bỏ củ cải trắng, su hào, chúng ta có thể mang về chế biến củ cải muối, cải khô bán cho nhà chùa, người ăn chay, còn su hào làm kim chi cũng không đến nỗi tệ.

Tất cả những món này đều dễ làm và để lâu được. Về đầu ra, có thể nhờ chính quyền địa phương (hoặc tự bản thân) vận động khách hàng mua ủng hộ, đem ra chợ bán lẻ, hoặc rao tin trên mạng.

Hành động này ngoài việc cứu vãn tình thế, tìm hướng đi mới, còn là cách chống lãng phí. Bởi đổ bỏ hàng tấn nông sản là một sự hoang phí khi mà nhiều nơi đói nghèo không có cái ăn. Tự mình cứu mình trước khi người khác cứu mới là nhà nông chủ động trong mọi tình thế. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp cần có nhiều giải pháp bền vững, bình ổn giá, để giúp nhà nông yên tâm tăng gia sản xuất.

NGUYỄN TẤN QUỐC (quận 5, TPHCM)

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang