• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ông Miên 'mía'

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 14/04/2016
Ngày cập nhật: 15/4/2016

Không ngờ chỉ sau vài năm, cánh đồng mía đã cho ông khoản tiền xây được ngôi nhà đúc mê đầu tiên trong huyện, từ tay trắng trở nên giàu có, cả dân trong huyện đều ngớ người ra.

Máy cày đa năng của ông Miên đang trồng mía

Ông là Đoàn Đắc Miên (67 tuổi) ở thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa, Phú Yên).

Cách đây 25 năm, ngày ông từ bỏ công việc ổn định ở xưởng cơ khí huyện, một thân một mình vào định cư trong rừng sâu để khai hoang làm trang trại, người dân địa phương kháo nhau: “Ông này điên thật rồi!”.

Không ngờ chỉ sau vài năm, cánh đồng mía đã cho ông khoản tiền xây được ngôi nhà đúc mê đầu tiên trong huyện, từ tay trắng trở nên giàu có, cả dân trong huyện đều ngớ người ra. Ông là Đoàn Đắc Miên (67 tuổi) ở thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa, Phú Yên).

Chiếc rựa và cặp gà

Ông Đoàn Đắc Miên quê tỉnh Bắc Ninh, từng làm công nhân cơ khí ở Hà Bắc. Năm 1984, ông xin chuyển công tác vào làm ở Trạm Máy kéo nông nghệp Sơn Hòa (Phú Yên). Dân miền Bắc vốn rất quý đất đai, lại định cư trên vùng đất đỏ bazan bạt ngàn đang còn hoang hóa, ông cứ tiếc thầm trong bụng vì tiềm năng của đất đang bị lãng quên.

Những năm đầu của thập niên 90 (thế kỷ XX), ông Miên quyết định nghỉ việc ở trạm máy kéo, xin đất làm trang trại. Ông được chính quyền huyện Sơn Hòa gật đầu cái rụp. Thưở ấy, cái từ “trang trại” còn rất xa lạ đối với nông dân nên khi ông với chiếc rựa cùn và cặp gà, 1 mái 1 cồ vào rừng định cư, dân làng ai cũng bảo ông “hâm”. Ai bảo gì mặc ai, ngày ngày ông cùng với chiếc rựa bắt đầu công cuộc khai hoang.

“Cặp gà ấy sinh sôi nẩy nở hết đời này đến đời kia, làm nguồn thực phẩm bồi dưỡng cho tôi đủ sức đánh vật với những cánh rừng, để tôi biến nó thành vùng đất mầu mỡ như bây giờ”, ông Miên nhớ lại.

Sau khi được làm chủ vùng đất mênh mông, ông mới thấy sức người quá nhỏ bé. Không thể khác hơn, ông phải đánh tiếng nhờ đỡ mọi thành viên trong gia tộc, bạn bè trên cả nước, ai có gì giúp nấy để ông xây dựng cơ nghiệp. Khi ấy, người bạn là giám đốc xí nghiệp cơ giới huyện ra tay giúp đỡ bằng cách cho máy móc xuống khai hoang, chi phí thì khi nào dư dả trả sau. Chẳng mấy chốc ông Miên đã trở thành “tỷ phú đất”, và ông bắt đầu khởi nghiệp bằng cây mía. Khi ấy, giống mía hầu hết là “đồ cổ”, năng suất cho không cao, nhưng thời bấy giờ đem so với các loại cây trồng khác thì thu nhập của nó là “đỉnh”.

Năm 1995, đùng đùng ông lãnh đạo khuyến nông tỉnh xắn quần lội vào tận trang trại ông Miên để chuyển giao giống mía mới. “Bác Miên, đơn vị vừa nhận lô giống mía mới có tên ROC10, em giao cho các địa phương nhân giống mà chẳng nơi nào dám nhận. Em nghĩ chỉ còn có bác nên đến đây”, lãnh đạo khuyến nông tỉnh thuyết phục ông Miên. Không nghĩ ngợi, nghe nói giống mía mới là ông Miên khoái, nhận ngay.

“Ông biết tôi to gan rồi đấy, cứ để tôi làm và chắc chắn thành công”, ông Miên nói quả quyết. Theo ông Miên, hồi đó, nghe nói giống mới ai cũng ngại, không biết nó ra sao, làm được không, trong khi giá thì cao, chỉ 12 tấn mía giống mà có giá đến hơn 20 triệu đồng nên không ai dám nhận là phải.

Nhận mía giống xong, ông Miên mới thấy nan giải vì không còn đất để nhân giống. Suy đi tính lại miết, ông quyết định phá 1ha thuốc lá để lấy đất để nhân giống mía ROC10.

Ông Miên bên ruộng nhân 8 giống mía mới

Thành công ngoài mong đợi, ruộng mía ROC10 của ông Miên tốt vượt trội. Khuyến nông tỉnh lại về, yêu cầu ông Miên cung ứng giống cho các đơn vị khác trong tỉnh để nhân rộng, lãnh đạo huyện Sơn Hòa thì ngăn, bảo để cung ứng cho người trồng mía trong huyện. Bán đằng nào cũng lấy tiền, thu nhập từ cây mía ROC10 đã cho ông khoản tiền đủ xây căn nhà đổ mê đầu tiên của huyện Sơn Hòa. Giống mía ROC10 không chỉ giúp ông Miên làm giàu, mà còn làm vực dậy nền kinh tế của 1 huyện miền núi, sau đó lan tỏa khắp tỉnh.

Nặng lòng với mía

Sau thành công với giống mía ROC10, ông Miên “ngộ” ra rằng bất cứ giống mía mới nào cũng sẽ đến ngày thoái hóa. Do vậy, ông Miên không hề tiếc tiền, năm nào cũng đầu tư kinh phí du nhập về các giống mới để liên tục nâng cao năng suất cho 10ha mía của mình. Hiện nay, ông Miên đang sản xuất các giống mía “độc” như KK3, Suphanburi7… cho hiệu quả kinh tế rất cao. Và hiện ông đang tiếp tục nhân 8 giống mía mới khác.

Càng gắn đời với cây mía, ông Miên càng nhận ra một điều: Muốn cây mía “đẻ” ra tiền, người trồng phải có mức đầu tư cho nó thỏa đáng. Những cánh đồng mía của ông Miên được chăm sóc rất chu đáo: Bón phân cân đối, làm cỏ, bóc lá đúng quy trình vào cuối vụ và tưới tắm đầy đủ.

“Cây mía của tôi chưa bao giờ bị hạn. Để có nước tưới mía, tôi đầu tư trên 200 triệu đồng đào 2 cái hồ, sau đó đầu tư thêm 200 triệu nữa để xây bồn chứa trên cao nằm giữa đồng mía.

Nước được đưa từ hồ lên bồn, lúc nào trong bồn cũng sẵn lượng nước khoảng 2.800 lít. Từ bồn chứa có hệ thống tự xả nước vào ruộng mía. Nơi nào xa, từ 300m trở lên thì cho máy bơm trung chuyển. Mía được “ăn” đủ nước nên luôn phát triển ổn định”, ông Miên chia sẻ.

Tiến thêm 1 bước, ông Miên vừa đầu tư gần 100 triệu mua hệ thống tưới nhỏ giọt để làm thí điểm trên 2ha. Mỗi 1 van trên đường ống trong 24 tiếng đồng hồ sẽ nhỏ giọt được 25 lít nước, cách 30cm có 1 van, nền đất mía sẽ liên tục được giữ ẩm.

“Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cái lợi đầu tiên là tiết kiệm được nước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, sau đó là tiết kiệm được nhân công”, ông Miên nói.

Không chỉ vậy, ông Miên còn là người đầu tiên ở Sơn Hòa dám đầu tư tiền tỷ để cơ giới hóa sản xuất. Ông Miên khoe: “Mới tháng 3 năm ngoái tôi đã đầu tư trên 1,5 tỷ đồng để tậu nguyên 1 giàn máy Kubota gồm 1 máy cày đa năng kèm bộ công cụ và 1 máy xới cỏ”.

Tôi ngỏ ý muốn “mục sở thị” giàn máy vận hành, ông Miên đồng ý, đánh ô tô đưa tôi ra ruộng mía ngay.

Chỉ tay về chiếc máy đang hoạt động trên ruộng, ông Miên giải thích: “Sau khi làm đất bằng phẳng, chiếc máy tiếp tục làm nhiệm vụ trồng mía. Nó tự xẻ rãnh, cắt mía giống thả xuống rãnh, rồi bón phân, sau đó lấp lại. Khi máy vận hành, chỉ cần 3 người trên máy, 1 người lái và 2 người thả những đọt giống. Một ngày nó có thể trồng hoàn thiện trên 1ha mía”.

Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT kỹ thuật vào SX nên đồng mía của ông Miên luôn cho năng suất cao

Ông Miên tính toán: “Nếu như trước đây tôi thuê máy cày 1ha đất phải mất 2 triệu đồng, giờ có máy này chỉ tốn 600.000 đồng tiền dầu. Trước đây thuê máy xới cỏ mất 800.000 đồng/ha, giờ chỉ còn tốn có 50.000 đồng tiền dầu”.

Hiện nay, giàn máy của ông Miên ngoài phục vụ cho 10ha mía nhà, còn phục vụ cho 30ha khác của mấy con gái và anh em trong gia đình. Tuy nhiên, 40ha mía vẫn chưa đủ để giàn máy làm hết công suất, nên sau khi lo xong chuyện trong nhà, ông Miên còn cho máy đi làm thuê cho những ai có nhu cầu.

Áp dụng công nghệ cao vào trồng mía, ông Miên đã nâng năng suất cây mía lên đáng kể. Nếu như hiện nay, năng suất mía bình quân ở huyện Sơn Hòa chỉ từ 50 - 60 tấn/ha thì đồng mía của ông Miên luôn đạt năng suất từ 110 - 140 tấn/ha/vụ. Suốt 15 năm qua, năm nào ông Miên cũng nhập về nhà máy đường đóng trên địa bàn trên 400 tấn mía cây/năm, chữ đường đạt từ 9 - 11%. Năm nay, giá mía xuống thấp, chỉ còn 920.000 đồng/tấn (giá bảo hiểm), nhưng ông Miên vẫn cầm chắc khoản lãi trên 400 triệu đồng/10ha/vụ.

“Ngoài làm giàu cho gia đình, ông Đoàn Đắc Miên còn thường xuyên hỗ trợ bà con nông dân địa phương kỹ thuật trồng mía, vận động các hộ mạnh dạn đầu tư giống mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện bà con tham quan, học tập kinh nghiệm. Từ những đóng góp trên, ông Miên từng được Bộ NN-PTNT tặng bằng khen về thành tích phát triển mía đường giai đoạn 2000 - 2005, và được Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tặng giải thưởng Vì sự nghiệp nông nghiệp, nông dân, nông thôn lần thứ Nhất năm 2010”, bà Trần Thị Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Nguyên, cho biết.

DƯƠNG LAM

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang