• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Màu xanh giữa mùa khô

Nguồn tin: Báo An Giang, 24/03/2016
Ngày cập nhật: 25/3/2016

Đi dọc theo khu vực Rò Leng (xã Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang) và Latina (xã An Hảo, Tịnh Biên), thấy những đám ruộng mướp, dưa leo, bí đao, bí đỏ… của đồng bào Khmer và người Kinh trồng từ việc đắp đập, đào hồ tích nước, ai cũng phải thán phục tính cần cù, chịu khó của nông dân khi tạo ra màu xanh tươi mát trên vùng đất khô hạn này.

Thích ứng biến đổi khí hậu

Từ cuối tháng Chạp năm ngoái, đồng ruộng Bảy Núi đã bạc trắng, gốc rạ héo tàn, nắng hạn đến nỗi hoa lá và cỏ cây cũng trơ trụi. Nhu cầu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trở nên cấp bách. “Bây giờ, đất ai có nước để trồng rẫy, coi như ngon lành” – ông Chau Sươne (ấp Rò Leng, xã Châu Lăng) nói. Vì, ngoài vùng trạm bơm điện, nguồn nước đã cạn kiệt và vô cùng khan hiếm. Thế nhưng, ven Hương lộ 17B có những miếng rẫy xanh tốt, khiến khách bộ hành thấy phát ham, với nhiều loại nông sản cho năng suất cao.

Trồng màu mùa khô tại Rò Leng

Ở đầu Tỉnh lộ 55B, vô Rò Leng mướn 2 công đất trồng bí “hồ lô”, Chau Nâu khoe miếng rẫy được 30 ngày tuổi và khoảng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay 2016 sắp tới sẽ thu hoạch. Anh bảo: “Nhờ đắp được đập chứa nước tưới cầm chừng, 2 ngày tưới một lần. Nếu hổng có nước, khó sống nổi với nắng hạn”. Đó là đoạn mương cặp Hương lộ 17B (dài 200 mét, ngang 3 mét, độ sâu chưa quá 1 mét), lấy nước từ hồ múc đất gần chân núi Dài lớn, anh Chau Nâu phải bơm chuyền để chứa lại, sau đó mới bơm tưới rẫy. Công việc sản xuất ở vùng núi mùa khô hạn khá vất vả và tốn nhiều chi phí.

Tại khu vực Rò Leng, Chau Nhim (ấp An Hòa) trồng 1,5 công bí đao và 2 công dưa leo ở gần chân núi Dài lớn. Anh cho hay, 2 loại này ít cần nước nên cũng nhẹ lo, vả lại không có điều kiện đào hồ, đắp đập như Chau Nâu. “Tui cũng lấy nước cùng một chỗ với Chau Nâu, tưới thẳng, chứ hổng có chỗ chứa. Mình tưới sương sáng sớm hoặc chiều mát, dưa leo và bí đao vẫn tốt bình thường” – anh Nhim cho biết. Kỹ thuật canh tác này học được từ khuyến nông và kinh nghiệm qua nhiều vụ sản xuất, bà con ở đây ứng dụng cũng đều đạt kết quả.

Sống chung với… nắng hạn

Việc đào hồ, đắp đập, xây bồn… chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trở nên quen thuộc với người Kinh và đồng bào Khmer vùng Bảy Núi, phổ biến qua chương trình khuyến nông – khuyến lâm và trồng trọt kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng. Mùa khô năm nay, khu vực Tà Lọt, bến Bà Chi, Sóc Tức… phát huy hiệu quả cách làm tích cực. Anh Huỳnh Văn Tỷ (khu vực Latina, xã An Hảo, Tịnh Biên) khoe, gia đình trồng được 15 công bí đao và bí “hồ lô” lấy nước tưới từ các hầm khai thác đá, riêng 3,5 công bí đao ở gần Tỉnh lộ 948 chuẩn bị cho thu hoạch trong nay mai.

Thu hoạch dưa leo ở Tà Lọt

Lấy nước từ hồ múc đất gần chân núi Nam Quy, đồng bào Khmer còn tận dụng trồng trọt nhiều loại rau màu, phát triển màu xanh ra sát chân Tỉnh lộ 948. “Ráng mần, chứ nắng hạn quá chừng. Lúc có nước mà bỏ đất trống, uổng lắm. Kiếm thêm đồng nào đỡ đồng đó. Khi mưa xuống sẽ tính nữa” – ông Chau Thanh (khu vực Latina, xã Châu Lăng) thiệt tình. Diện tích không nhiều, mỗi hộ chỉ vài công, nhưng trồng rẫy mùa khô thu lợi nhuận gấp 2 – 3 lần so với lúa. Điều quan trọng hơn, mọi người đều có việc làm, cải thiện thu nhập kinh tế gia đình, mà đất cũng được khai thác.

Việc trồng rau màu mùa khô diễn ra một vài nơi, ở những khu vực có điều kiện. Song, qua tiếp cận phương pháp canh tác mới, nông dân chọn giống cây trồng ngắn ngày, thích hợp vùng đất núi, mang lại màu xanh tươi tốt. Bây giờ, hàng trăm héc-ta đậu xanh, đậu phộng, bắp… ở Châu Lăng, Lương Phi (Tri Tôn), An Hảo đã kết thúc, né được thời tiết gay gắt gây nhiều rủi ro. Đồng bào Khmer và người Kinh nói, đó cũng là một cách sống chung với… nắng hạn, khi nhu cầu nước tưới toàn vùng Bảy Núi còn nhiều gian nan, chuyện đáp ứng lại càng không đơn giản.

“Đối với vùng Bảy Núi, việc đắp đập, đào hồ tích nước (quy mô nhỏ) có từ lâu và các ngành chuyên môn cũng đã khuyến cáo. Cư dân biết tận dụng trồng trọt mùa khô rất tốt, nhiều loại nông sản ngắn ngày, vừa bán được giá cao” – ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên, nói.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang