• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giống tiêu lốp xuất hiện trở lại

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 17/02/2016
Ngày cập nhật: 19/2/2016

Mùa xuống giống 2015, anh Trần Minh Chánh ở ấp 6, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh, Bình Phước) quyết tâm phục hồi giống tiêu lốp... Nhiều người trồng tiêu ở Lộc Ninh cũng bắt đầu theo anh Chánh trồng tiêu lốp để sử dụng và làm “hàng độc” biếu người thân... Anh Chánh cho biết: Tiêu lốp cay và thơm hơn các loại tiêu khác nên nhiều gia đình ở Lộc Ninh, Bình Dương vẫn rất chuộng để kho cá, nêm canh.

Vị thuốc đặc biệt

Tiêu lốp còn gọi là tiêu dài, tiêu thất, tiêu lá tim, tên khoa học là Piper longum, thuộc họ thực vật Piperaceae, đến châu Âu trước tiêu đen (Black pepper). Tiêu lốp được đánh giá cao trong thời đế quốc La Mã và được định giá cao gấp ba lần tiêu đen do vừa cay vừa ngọt, rất thích hợp với các món ăn và khẩu vị người La Mã. Ngày nay, tiêu lốp rất ít được biết đến và được xem như vị thuốc hơn là gia vị.

Anh Chánh khoe giống tiêu lốp trồng tháng 7-2015

Cây tiêu lốp thuộc loại thân thảo, phần gốc mọc bò. Thân cành mang hoa, không lông, đứng thẳng, có thể cao 2 - 4m. Lá mọc so le, có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, thuôn dài khoảng 6 - 7,5cm, rộng 3 - 5cm, gốc hình quả tim, hơi lệch một bên. Đầu lá nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ. Lá có 5 - 7 gân. Hoa đơn tính. Hoa đực dài khoảng 3,5cm, có trục nhẵn, lá bắc tròn, có 2 nhụy. Hoa cái ngắn hơn, khoảng 1,5cm, có cuống ngắn. Cụm trái hình trụ, hơi cong, do nhiều trái mọng nhỏ tập hợp tạo thành, dài 1,5 - 3,5cm, đường kính 0,3 - 0,5cm, mặt ngoài màu đen hoặc nâu. Gốc cụm trái có cuống còn sót lại hay vết của cuống đã rụng. Trái mọng nhỏ, hình cầu. Hạt tròn hay gần như tròn, cỡ 2 - 2,5mm.

Tiêu lốp là cây thuộc vùng nhiệt đới châu Á, phân bố tự nhiên tại Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nam Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây), Đông Nam Á. Tại Việt Nam, tiêu lốp tương đối phổ biến ở các tỉnh vùng cao nguyên.

Tiêu lốp được dùng làm gia vị và thuốc trong dân gian. Trái được ghi nhận là có hoạt tính ngừa thai khi thử trên động vật, nên tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai. Piperine có hoạt tính tương tác sinh học như can thiệp vào hoạt động xúc tác sinh hóa của một số men (enzyme) trong cơ thể, ức chế men Arylhydrocarbon hydrolase (AHH) và UDP- glucoryltransferase ở gan nên có khả năng gây thay đổi sự hấp thu phenytoine và barbiturates trong cơ thể. Tiêu lốp có thể gây tăng hiệu ứng thuốc và tăng phản ứng phụ khi dùng chung với phenytoin (Dilantin), propranolol (Inderal), theophylline.

Người Trung Quốc sử dụng tiêu lốp trị chứng bụng lạnh, đau, buồn ói, tiêu chảy. Dược học cổ truyền Việt Nam dùng tiêu lốp trị đau, lạnh bao tử, ói ra nước chua, sôi bụng, tiêu chảy, đau nhức đầu, chảy nước mũi, viêm xoang, đau răng, kinh nguyệt không đều.

Và là “đặc sản”

Anh Hoàng Sánh, khuyến nông viên xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh cho biết: Tiêu lốp trước đây được trồng nhiều ở Lộc Ninh, Bù Đốp nhưng sau mai một dần vì năng suất chỉ bằng khoảng 1/5 giống tiêu khác. Hiện nhiều hộ trồng tiêu ở Lộc Ninh phục hồi lại giống tiêu lốp như một “đặc sản”. Ưu điểm của giống này là khả năng kháng bệnh cao, kể cả bệnh “nan y” chết nhanh chết chậm...

Tiêu lốp được dùng khá thông dụng trong các món ăn Ấn Độ và Bắc Phi. Do sự khác biệt trong thành phần terpene nên tiêu đen không thay thế được tiêu lốp. Hương vị của tiêu lốp là pha trộn giữa cay và ngọt. Tiêu lốp cay hơn tiêu đen nên người ít ăn cay cần thận trọng. Tại Bắc Phi, nơi các vùng Hồi giáo, tiêu lốp đã được nhà buôn Ả Rập đem đến và trở thành một gia vị thông dụng trong nhiều món ăn truyền thống, nhất là ở Maroc và Ethiopia. Tại Ethiopia, tiêu lốp quan trọng hơn, dùng trong các món thịt hầm (wat). Tiêu lốp được pha trộn với tiêu đen, đậu khấu, đinh hương và nghệ. Hỗn hợp trộn Berbere của Ethiopia tương tự với marsala của Ấn Độ, dùng để ướp các món ăn từ thịt cừu.

Dân gian Việt Nam dùng tiêu lốp làm muối tiêu, vừa là món ăn vừa là bài thuốc gia truyền, có vị rất thơm, cay nhẹ, tính ấm, dễ tiêu dành cho người lớn tuổi, người ăn kiêng giảm cân, người ăn chay...

P. Hà

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang