• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: Canh tác vụ lúa thu đông với phương châm an toàn tuyệt đối

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 21/07/2016
Ngày cập nhật: 24/7/2016

Theo kế hoạch, vụ lúa thu đông 2016, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ xuống giống 867 ngàn ha. Đến nay, nông dân các địa phương đã xuống giống 410 ngàn ha. Trước tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, Cục Trồng trọt, Viện Lúa ĐBSCL khuyến cáo nông dân tập trung sản xuất với phương châm an toàn tuyệt đối, không bố trí xuống giống lúa thu đông ở những nơi không đảm bảo bờ bao ngăn nước.

Đầu năm 2016, ĐBSCL gánh chịu đợt hạn, mặn lịch sử, nông dân trồng lúa thiệt hại đáng kể trong vụ đông xuân 2015-2016. Ở vụ lúa hè thu 2016, năng suất lúa suy giảm do ảnh hưởng mưa lốc cục bộ làm lúa đổ ngã. Do đó, khi bước sang vụ thu đông, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương đặc biệt chú ý đến lịch thời vụ và các giải pháp về kỹ thuật canh tác để giảm thiểu rủi ro cho nông dân. Ông Lê Thanh Tùng, Phó trưởng phòng Cây lương thực-Cây thực phẩm, Cục Trồng trọt, cho biết: Cục Trồng trọt đã có Công văn số 1398/TT-BPPN "Về việc tiếp tục phối hợp chỉ đạo sản xuất lúa hè thu, lúa thu đông và vụ mùa năm 2016 tại Nam Bộ". Theo đó, các địa phương sau khi thu hoạch lúa hè thu cần thực hiện tốt vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị cho sản xuất vụ thu đông và vụ mùa 2016. Công văn này cũng chỉ đạo các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang khẩn trương kết thúc kế hoạch xuống giống sớm lúa thu đông trong cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Đối với các tỉnh thuộc vùng phù sa ngọt cặp sông Tiền và sông Hậu gồm: Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang cố gắng xuống giống dứt điểm vào khoảng 20-8 (dương lịch). Đối với vùng ven biển của Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang cần căn cứ vào nguồn nước cung cấp cho sản xuất để bố trí xuống giống, không để trễ quá nửa tháng 9-2016.

Làm đất kỹ trước khi canh tác vụ lúa thu đông sẽ giúp nông dân hạn chế được tình trạng ngộ độc hữu cơ.

Vụ thu đông có thể gặp nguy cơ tiềm ẩn như: mưa nhiều và bão lũ vào cuối vụ, do đó Viện Lúa ĐBSCL khuyến cáo nông dân khi canh tác cần lưu ý một số vấn đề như: lúa dễ chết mầm do ngập khi gieo sạ; ốc bươu vàng tấn công lúa non; lúa đổ ngã khi trổ bông; ngập úng giai đoạn thu hoạch. Theo Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, để việc canh tác tốt lúa thu đông và vụ mùa, người trồng lúa cần chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, cứng cây, thích nghi tốt cho cơ cấu của từng địa phương để gieo trồng. Có thể lựa chọn các giống lúa cực ngắn ngày như OM10424, OM5451, giống triển vọng OM412; giống lúa chất lượng cao: Jasmine85, RVT, VD20, Nàng Hoa 9... Giống lúa chủ lực xuất khẩu: OM4900, OM6976, OM5451, OM7347. Đối với vụ mùa, ngoài sử dụng các giống trung mùa địa phương, có thể bổ sung một số giống như: ST5, ST20, OM4900, OM7347, RVT, VD20..., lúa lai BTE1, PHB 71.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, nông dân phải làm bằng mặt ruộng và đánh những đường thoát nước nội đồng để rút nước trong khi sạ giúp hạn chế chết mầm do mưa nhiều, hạt bị vùi lấp trong đất. Cần gia cố hệ thống bờ bao ngăn lũ cuối vụ, chủ động tiêu nước chống úng khi mưa nhiều hoặc lũ tràn có thể bơm rút nước. Khi gieo sạ lúa thu đông, nguồn rơm rạ của vụ hè thu nếu không được xử lý triệt để hoặc cày vùi tươi vào trong đất rất dễ gây ngộ độc hữu cơ. Do đó, nông dân có thể sử dụng một số biện pháp để giảm ngộ độc hữu cơ cho lúa như: Xử lý rơm rạ của vụ hè thu, phun nấm Trichoderma để sự phân hủy rơm rạ được nhanh chóng. Cắt rạ mang ra khỏi ruộng làm nấm hay ủ làm phân hữu cơ. Đốt đồng là biện pháp được chọn lựa cuối cùng. Rút kiệt nước ruộng 2 lần vào lúc 2 tuần và 4 tuần sau khi sạ. Khi rút nước, phơi đất cho đến khi đất nứt chân chim (nếu được) mới bơm nước mới vào. Bón vôi (loại vôi nung) lúc làm đất với liều lượng từ 30 - 50 kg/1000m2. Độ phì của đất giữ vai trò quan trọng trong duy trì năng suất lúa, nhất là lúa thu đông và vụ mùa. Sau vụ hè thu, đất đã cạn kiệt dinh dưỡng hữu dụng và phải canh tác ngay nên cần được phục hồi. Do đó lượng phân cần bón theo từng loại đất và vùng cũng khác nhau.

Theo Tiến sĩ Vũ Tiến Khang, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL, nông dân cần vệ sinh đồng ruộng, sạ thưa, sạ hàng, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật số sâu hại tới ngưỡng, phun thuốc theo "bốn đúng", bón phân cân đối, không bón thừa đạm. Lưu ý, nếu có bùng phát dịch rầy nâu cần giảm lượng phân đạm từ 20 - 30%. Vào vụ thu đông và vụ mùa do nắng ít, mưa gió nhiều cây lúa đổ ngã nghiêm trọng, cần có biện pháp hạn chế và khắc phục. Theo đó, lúa ngã bật rễ là do nền đất mềm nhão, phải rút nước giữa vụ để đất được nén dẽ. Không sạ quá dầy làm lúa cạnh tranh ánh sáng vươn cao, lóng dài, yếu ớt, thân lúa dễ bị gẫy. Không bón dư thừa phân đạm sẽ làm cho cây lúa có lóng dài, thân yếu dễ đổ ngã. Bón phân Kali 3 - 5 kg K2O/công nhằm giúp vận chuyển tinh bột đến hạt, làm gia tăng độ dày và độ chặt của thân, duy trì sức trương của tế bào, chống lại đổ ngã. Bên cạnh đó, nông dân cần chọn giống lúa cứng rạ, lóng ngắn. Vụ lúa thu đông khi lúa chín vẫn còn mưa nên cần thu hoạch lúa kịp thời và đúng độ chín để tránh bị đổ ngã và mọc mầm trên cây làm giảm năng suất, chất lượng. Thu hoạch đúng độ chín, hạt lúa xay xát mới lợi gạo và không bị gãy.

MINH HUYỀN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang