• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất nấm rơm bằng giá thể lục bình

Nguồn tin: Báo An Giang, 20/01/2016
Ngày cập nhật: 21/1/2016

Thay vì sản xuất theo kiểu truyền thống là sử dụng rơm để trồng nấm rơm, ông Ngô Quốc Dũng ở ấp Mỹ Hóa 2, xã Tân Hòa (Phú Tân - An Giang) đã lựa chọn lục bình thay thế. Qua thời gian thử nghiệm, trồng nấm rơm bằng lục bình mang lại năng suất cao hơn và giúp ông giảm được chi phí sản xuất.

Vụ thu đông năm 2015, trên diện tích 400m2 đất ngoài trời, với khoảng 1.000kg lục bình khô, 120 bịch meo, vôi, men dinh dưỡng, thuốc trừ bệnh… ông Dũng đã thực hiện nghiệm thức (NT) 1 là sử dụng 100% rơm từ máy gặt đập liên hợp; NT2 sử dụng 1/2 rơm và 1/2 lục bình và NT3 sử dụng 100% lục bình. Rơm, lục bình được ủ và chất thành dòng, sau khoảng 20 ngày, ông Dũng tiến hành thu hoạch nấm rơm. Theo đó, năng suất nấm rơm thu hoạch được theo từng NT chênh lệch khá rõ: Năng suất NT3 cao hơn 3,7 lần so với NT1, còn năng suất NT2 gấp 2,3 lần năng suất ở NT1. Bằng các NT tương tự như trên, ông Dũng tiến hành trồng nấm rơm trong nhà, kết quả vẫn cho thấy, nấm rơm trồng bằng nguyên liệu lục bình cho năng suất cao nhất. “Sau thời gian thử nghiệm, năng suất trồng nấm rơm từ nguyên liệu lục bình hoặc phối trộn lục bình với rơm cao hơn trồng hoàn toàn bằng rơm. Do đó, lợi nhuận thu được cũng tăng hơn rất nhiều”- ông Dũng phân tích.

Trồng nấm bằng giá thể lục bình có năng suất cao gấp 3,5 - 3,7 lần so với trồng hoàn toàn bằng rơm

Mô hình trồng nấm rơm theo phương thức mới của ông Ngô Quốc Dũng là đề tài nghiên cứu do kỹ sư Lương Mỹ Phương (Trạm Khuyến nông Phú Tân) làm chủ nhiệm. Đề tài thực hiện nhằm giúp bà con trồng nấm rơm có thêm sự chọn lựa về nguồn giá thể để vừa tăng thêm hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Theo kỹ sư Phương, lục bình được dùng làm giá thể để trồng nấm rơm giữ được độ ẩm lâu nên đã giảm được công tưới, tốn ít meo nấm hơn. Bên cạnh đó, sau khi thu hoạch nấm, bã lục bình sẽ thành phân hữu cơ, dùng để bón cho các loại cây trồng, giảm phân hóa học, làm tơi xốp đất. Ngoài ra, chất lượng nấm thành phẩm có được độ giòn, ngon, giàu dinh dưỡng… so với cách trồng nấm rơm truyền thống. Đó là chưa kể việc trồng nấm trên giá thể lục bình có năng suất cao gấp 3,5 - 3,7 lần so với trồng bằng rơm. Thay vì sản xuất theo kiểu truyền thống, nông dân cần mạnh dạn thay đổi thói quen canh tác, tận dụng nguồn nguyên liệu lục bình sẵn có ở địa phương, ứng dụng những biện pháp kỹ thuật mới sẽ giúp tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.

“Mô hình này giúp bà con giảm được chi phí sản xuất, nếu có thể tận dụng lao động nhà để thu vớt và phơi khô nguyên liệu lục bình, vừa đem lại kinh tế cho gia đình, vừa góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương”- kỹ sư Phương chia sẻ. Ngoài ra, khi khai thác nguyên liệu lục bình sẽ giúp khai thông luồng lạch trên sông, do tại một số khu vực lục bình mọc dày đặc gây cản trở giao thông… Đây là hướng làm ăn mới, cần được nhân rộng để tăng thu nhập cho nông dân nhất là người nghèo ít đất sản xuất.

Từ kết quả thu được tại các mô hình điểm, Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân sẽ tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật về cách trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm và lục bình. Từ đó, giới thiệu cho nông dân trên địa bàn huyện nhân rộng mô hình, góp phần tăng thêm hiệu quả kinh tế cho người trồng nấm rơm. Đồng thời, liên kết với đại lý để thu mua nấm rơm cung ứng cho thị trường ngoài huyện, đảm bảo đầu ra cho nông dân.

ÁNH NGUYÊN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang