• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bảo tồn và phát triển rau rừng (bài 1)

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 27/06/2016
Ngày cập nhật: 29/6/2016

Chuyện về nhà nghiên cứu rau rừng

Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng là một “vựa” rau dại, rau rừng khổng lồ, trong đó có không ít loài có thể sử dụng như rau ăn và dược phẩm. Làm sao để đưa những loài rau rừng ra thị trường để phục vụ nhu cầu người dân, đồng thời bảo tồn nhiều loài rau quý hiếm là vấn đề nhiều nhà khoa học trăn trở. Và, từ một công trình nghiên cứu khoa học, nhiều loại rau rừng Lâm Đồng đã bắt đầu lên bàn tiệc sang trọng của các nhà hàng, mở ra một hướng sản xuất, kinh doanh mới.

Thạc sỹ Lương Văn Dũng đang tìm hiểu hoa rừng Lâm Đồng

Khởi đầu từ cây lá bép

Thạc sỹ Lương Văn Dũng, hiện đang công tác tại Khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng các mô hình trồng một số loại rau rừng có giá trị tại Lâm Đồng” cho biết, tất cả bắt đầu từ một “đơn đặt hàng” của Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, mục đích ban đầu là nghiên cứu về cây lá bép.

Cây lá bép đã quá quen thuộc với đời sống người đồng bào dân tộc bản địa và không ít người Kinh qua câu hát “lá bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi…”. Anh Dũng chia sẻ: “Mục đích ban đầu của đề tài là nghiên cứu tổng thể, toàn diện về cây lá bép với mong muốn đưa ra làm rau thương phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một kho tàng rau rừng và tri thức về rau rừng trong cộng đồng dân tộc bản địa Lâm Đồng. Và phát hiện này đã chuyển hướng nghiên cứu của chúng tôi, dẫn đến việc đề xuất bảo tồn và phát triển 9 loài rau rừng có khả năng trở thành rau thương phẩm”.

Suốt 3 năm thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm của ông đã thu thập được 252 tiêu bản của 126 loài rau rừng sử dụng làm rau ăn ở Lâm Đồng, trong đó có 11 loài sử dụng thường xuyên, nhiều nhất là cây lá bép, 32 loài vừa là rau ăn vừa là cây thuốc, 1 loài quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Tri thức từ cộng đồng dân gian

Bảo tồn nhân giống lá bép trong điều kiện tự nhiên

Ngay từ ban đầu xác định hướng điều tra, thạc sỹ Lương Văn Dũng và cộng sự đã khẳng định phải dựa vào cộng đồng dân tộc bản địa. Tri thức về sử dụng rau rừng làm thực phẩm của bà con phong phú nhưng chưa được khám phá, tư liệu hóa và đây là một sự lãng phí lớn. Bởi vậy, anh và nhóm cộng sự đã thực hiện điều tra rộng khắp các vùng trong cộng đồng dân tộc bản địa tại Lâm Đồng, chú trọng vào những vùng cư dân sống gần rừng. Và từ kho trí thức khổng lồ ấy, nhiều phát hiện mới đã được mở ra.

Anh Dũng kể: “Chúng tôi điều tra từ những người già, người hay thu hái rau rừng bằng tiếng bản địa để bà con hiểu rõ ràng vấn đề. Sau đó, chúng tôi thu hái, xử lý tiêu bản, ghi lại tên rau bằng tiếng bản địa và tiếp tục điều tra tại vùng khác, xem địa bàn phân bố và kiến thức giữa các nhóm dân cư có trùng nhau hay không”.

Trong quá trình tìm hiểu tri thức bản địa nhiều phát hiện mới đã ra đời. Anh Dũng kể, cây rau lỗ bình mọc hoang tại nhiều vùng ở Việt Nam. Tuy nhiên, không sách nào ghi lại cũng như cư dân không biết cây rau này có thể ăn được. Đầu tiên là ở Sơn Điền (Di Linh) và sau đó là Đạ Chais (Lạc Dương), bà con cho biết đây là loại rau ăn được với tên bản địa là Kơ Dơl Vôp. Đây là phát hiện hoàn toàn mới về một loài rau rừng.

Nhiều câu chuyện về rau rừng còn hàm ẩn những nét văn hóa của dân tộc bản địa. Như bà con người Chu Ru, ở Đơn Dương, trong lễ hội đâm trâu không thể thiếu loài rau rừng được gọi là cây sả rừng, một loại thân gỗ có mùi như cây sả. Hái lá loại rau này, dùng để nướng thịt dâng thần linh với họ mới là lễ đâm trâu trọn vẹn. Tri thức của bà con về rau rừng rất phong phú do bề dày truyền thống sử dụng rau rừng, từ chủng loài rau, cách thu hái, cách chế biến làm món ăn cần được tư liệu hóa, tránh mai một theo độ mất rừng.

Tương lai cho rau rừng Lâm Đồng

Nhu cầu sử dụng rau rừng làm thực phẩm của người dân hiện rất lớn. Nhiều nhà hàng đã đưa vào thực đơn những loại rau rừng như lá bép, bầu đất (rau lủi), lỗ bình, cà đắng… Nhóm tác giả của dự án, sau khi đánh giá chặt chẽ từ các tiêu chí chất lượng, giá trị dinh dưỡng, khả năng nhân giống, khả năng thị trường hóa đã đưa ra quy trình trồng, chế biến 9 loại rau rừng khả quan nhất, trong đó có bầu đất, lỗ bình, cần dại, lá bép…

Nghiên cứu của nhóm cũng chỉ rõ, loại rau nào có thể trồng thương phẩm theo quy mô vườn hộ, loại nào cần bảo tồn ngay tại điều kiện sống tự nhiên của chúng do đặc điểm sinh trưởng gắn với vùng sinh thái hẹp.

Việc phát triển rau rừng thành rau thương phẩm song song với bảo tồn sẽ giúp nguồn rau rừng phát triển bền vững, vừa đảm bảo nguồn gien quý, vừa đảm bảo cung cấp cho thị trường những chủng loại rau sạch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm rau mang thương hiệu rau Lâm Đồng.

DIỆP QUỲNH

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang