• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hoa ly “khép miệng”, người trồng phấn khởi

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 19/01/2016
Ngày cập nhật: 21/1/2016

Trái ngược với không khí ảm đạm của làng hoa Tây Tựu (Hà Nội), mấy ngày qua, những người trồng ly ở Huế rất phấn khởi khi hàng ngàn gốc ly vẫn đang “khép miệng”.

Hoa “ngậm”, người cười

Nhiều người trồng ly ở Huế cho biết, với mức lãi 50/50 sau khi trừ mọi chi phí, loại hoa này đã và đang đem lại thu nhập cao gấp 10 lần so với cúc được trồng chủ yếu ở các làng hoa Tiên Nộn (Phú Mậu), Vân Thê (Hương Thủy), La Vân hạ (Quảng Điền)...

Với quy mô 3.000 gốc ly màu cam và vàng, anh Hoàng Công Thông – Trưởng thôn La Vân hạ (Quảng Thái – Quảng Điền) đang nhẩm tính sẽ thu lãi được bao nhiêu bởi vườn ly của anh vào thời điểm này chỉ lác đác 1, 2 búp chuẩn bị nở. Giống hoa này có tật nở “lây”. Thấy búp nào có dấu hiệu nở sớm là phải cắt ngay, nếu không phấn của hoa nở sớm sẽ lan sang cây khác và khiến cả vườn nở bung bét, anh Thông tiết lộ.

Tránh hoa nở bung bét cả vườn, anh Thông cắt bỏ những búp có dấu hiệu nở sớm

Anh Long, cũng người La Vân hạ năm trước thất bại khi trồng ly bằng hệ thống nhà kính. Rút kinh nghiệm, năm nay anh Long trồng hơn 1.000 gốc ly và che phủ bằng lưới sẫm màu. Điều này giúp nhiệt độ giảm, hoa phát triển tốt và nở đúng vào dịp tết, anh Long cho biết.

Tại làng hoa Tiên Nộn (Phú Mậu – Phú Vang), tuy bị cháy sinh lý do giống ly màu đỏ tươi không phù hợp với thổ nhưỡng của Huế nhưng anh Duẩn không quá lo lắng khi 2 loại ly màu cam và vàng vẫn phát triển tốt và sẽ nở “đúng hẹn”.

Nhìn qua trồng ly rất có lãi. Tuy nhiên, chăm sóc khó và vốn bỏ ra khá lớn nên không phải ai cũng trồng và trồng thành công. Tôi trồng ly cũng được 4-5 năm, kinh nghiệm xem như cũng có nhưng đợt này đành phải “bó tay” trước loại ly màu đỏ này. Mừng là 2 loại ly chủ lực màu vàng và cam phát triển tốt, hiện giờ đã có người đến đặt hàng, anh Duẩn cho hay.

Còn với ông Lê Văn Lự, người trồng hoa nổi tiếng nhất thôn Tiên Nộn, tuy giống ly màu đỏ không bị cháy sinh lý nhưng lại không ra nụ. Điều này có nghĩa khoảng 1.000 gốc trong số gần 4.000 gốc ly trong vườn nhà không thể đem thu nhập về cho ông Lự dịp này. Rất may, tín hiệu vui từ 2 loại ly màu cam, vàng sẽ bù được thất thoát và cho lãi.

Vẫn chuộng ly Huế

Do đặc điểm thời tiết nên hoa ly ở Huế chỉ có thể trồng mỗi năm một vụ, vào dịp cuối năm. Còn ngày thường, hoa được nhập chủ yếu từ Đà Lạt và Hà Nội, trong đó, ly Đà Lạt chiếm đa số.

Do đa phần hoa ly được chuyển về từ Đà Lạt nên “tai nạn” của làng trồng ly Tây Tựu (Hà Nội) những ngày qua không khiến giá hoa rẻ hơn hoặc đắt hơn. Ngoài ra, ly Hà Nội nở sớm, vận chuyển xa sẽ dập nát, trong khi nhu cầu ở Huế ngày thường không cao nên lấy về rất khó bán, chủ shop Thiên Đường hoa (9 Đinh Tiên Hoàng) nói.

Hàng ngàn gốc nhà ông Lự vẫn đang "khép miệng"

Mọi năm vào thời điểm này, tôi mua tại vườn một chậu ly Huế khoảng 250.000 đồng/5 cây. Cận tết giá có thể đắt hơn một ít nhưng bù lại, mua ở đây có thể chọn lựa và quãng đường vận chuyển ngắn giúp hoa đẹp hơn, không bị dập nát như hoa của Đà Lạt hay Hà Nội, chị Thủy – một khách mua “may xưa” tại vườn ông Lự cho biết.

Đó là chuyện của ngày thường, còn với hoa ly dịp tết, từ thông tin ly Đà Lạt nở sớm chừng 1 tuần nên nhiều khả năng hoa ly chưng tết của Huế “cháy” hàng, thậm chí đội giá so với mọi năm. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào các thương lái, còn với người trồng, do đã có hợp đồng từ trước nên dù “cháy” hàng họ vẫn khó có “đột biến” mạnh về lãi.

Võ Nhân

Các tin mới:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
24/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang