• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỹ thuật chăm sóc hoa nền

Nguồn tin: Khuyến Nông TPHCM, 28/12/2016
Ngày cập nhật: 29/12/2016

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có nhiều nông dân trồng hoa nền phục vụ nhu cầu hàng ngày và nhất là vào các dịp Tết cổ truyền. Bên cạnh những loài hoa truyền thống như: Vạn thọ, Huệ trắng, còn có Cúc vàng, Sống đời, Mào gà và hiện có thêm hoa Dạ yến thảo, Cát tường là những loại hoa được người dân yêu thích. Để giúp người trồng đạt kết quả tốt trong quá trình chăm sóc, bài viết xin đề cập đến những kỹ thuật chính sau:

1. Chăm sóc hoa Vạn thọ (1.000m2):

a. Bón phân:

- Tuần đầu: tỷ lệ là 01 lon sữa bò (330 cc) bánh dầu ngâm + 10 gr Ure + 10 lít nước; tưới 01 lon dung dịch này cho 02 chậu.

- Tuần 2: như trên và tưới 1lon cho 01 chậu. Hết tuần 2 cho 1 đất + 1 tro trấu + 2 phân chuồng hoai vào ½ chậu.

- Tuần 3 trở đi đến khi hoa lớn: tỷ lệ 05 kg bánh dầu + 01 kg DAP + 30 lít nước. Pha dung dịch này theo tỷ lệ là 01 lon sữa bò (330 cc) bánh dầu ngâm + 10 gr Ure + 10 lít nước; tưới 02 lon dung dịch này cho 01 chậu.

- Tuần 4: cho 01 đất + 01 tro trấu + 02 phân chuồng hoai vào ¾ chiều cao chậu. Khi chuẩn bị xuất vườn cho phân chuồng hoai đầy chậu giúp cây chắc khỏe.

b. Cơi ngọn: 35 – 40 ngày sau khi vô chậu (có 6 – 7 cặp lá) cần bấm đọt, để lại 5 - 6 cặp chồi; Khi xuất hiện nụ (40 – 45 ngày) tỉa bỏ chồi nhỏ, hạn chế phân bón.

c. Điều tiết: 40 - 45 ngày sau gieo nếu nụ hoa to hơn đầu tăm nhang hoa sẽ nở sớm, cần hãm thì pha 01 gr Ure/1 lít nước tưới đều ngày 02 lần; Nếu nụ chưa xuất hiện thì ngưng tưới 1 - 2 ngày; sau đó tưới lại. Nên tưới bánh dầu ngâm, tưới nước vào trưa hay bón thêm KCl để thúc hoa xuất hiện và nở nhanh.

d. Sâu bệnh:

- Sâu: + Kiến, dế, sâu đất, sung trắng cắn mầm non; dùng Furadan, Regant.

+ Sâu vẽ bùa: dùng Thianmectin, Trigard.

+ Sâu xanh ăn lá, bong dùng Thianmectin, Lannate, Dipel.

+ Bọ trĩ dùng Thianmectin, Confidor, Oncol.

+ Nhện đỏ dùng Ortus, Comite.

- Bệnh: + Thối cổ rễ cây con dùng Kasuran.

+ Vàng lá dùng Ridomyl, Bavisan, Thane M.

2. Chăm sóc hoa Cúc vàng: (1.000 m2)

a. Bón phân: Bón lót: sử dụng 50 – 100 kg vôi bột phòng ngừa sâu bệnh + (4 – 5) tấn phân hữu cơ hoai mục + (100 – 150 kg) phân hữu cơ vi sinh trước khi cấy, trồng 5 – 7 ngày;

-Tưới thúc: dùng 50gr NPK (20:20:15) hòa trong 10 lít nước tưới gốc vào ngày 10 và 20 sau cấy trồng;

- Bón thúc: Lần 1: dùng 60 kg NPK (13:13:13) bón gốc khoảng 25 – 30 ngày sau trồng; Lần 2: dùng 50 kg NPK (13:13:13) bón gốc khoảng 40 – 45 ngày sau trồng; Lần 3: dùng 50kg NPK (13:13:13) bón gốc khoảng 55 – 60 ngày sau trồng.

b. Chăm sóc: Cần làm cỏ dại thường xuyên trong chậu cũng như ngoài đồng nhằm loại bỏ ký chủ của sâu bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng;

Khi cây còn nhỏ chú ý xới đất thường xuyên; cây lớn thì không nên tác động vào rễ; Tỉa cành cho Cúc để 01 bông cần loại bỏ nhánh phụ và các nụ con. Với Cúc chùm thì tỉa và giữ lại 4– 5 cành; chừa 2 – 3 nụ/cành.

c. Sâu bệnh: nên phòng bệnh là chính, bằng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng; loại bỏ xác bã thực vật. Chỉ dùng thuốc BVTV khi sâu bệnh nhiều, sử dụng thuốc theo đúng nguyên tắc 4 đúng.

- Rệp: dùng Actara 25WG, Ofatox 400EC hay Supracid 40ND.

- Sâu xanh, sâu cuốn lá: dùnf Pegasua 500DD, Vicicli . . .

- Bệnh đốm xám lá: TopsinM 70WP, Scope 250ND, Anvil 5SC.

- Bệnh đốm vàng lá: Daconil 500SC, Altrcol 70BHN.

- Bệnh đốm nâu lá: Score 250ND, Anvil 5SC.

Chú ý: cúc vàng có phản ứng với quang kỳ; những người mới trồng cần để ý tới. Vào giai đọan sinh trưởng, cần chiếu sáng bổ sung khoảng 4 tiếng/1 đêm trong 30 ngày đầu.

3. Chăm sóc hoa Huệ trắng (1.000 m2):

a. Bón phân: - Bón lót: dùng 30kg DAP.

- Bón thúc: Lần 1: 30 ngày sau trồng bón 30kg DAP và 30kg Urê; Lần 2: 20- 25 ngày sau thúc lần 1 (gần xây ngù) bón 15kg urê, phun thêm phân KNO3; Lần 3: Sau khi thu bông bón thêm 15kg DAP và 15kg Urê; Trước khi bón phân kết hợp làm cỏ cho Huệ.

Chú ý: Khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn màu sắc lá mà gia giảm phân bón cho phù hợp.

b. Phòng trừ sâu bệnh:

- 01 tháng sau trồng cây Huệ dễ bị nhện đỏ phá hại lá, từ 3- 4 tháng trở đi dễ bị rệp sáp phá hại các bộ phận của cây, có thể phòng trị bằng các loại thuốc sau: Nissorun, Kelthan 20EC, Comite, Basudin 10H.

- Tháng 9 - 10, mưa dầm Huệ dễ bị bệnh úng lá, thối củ; có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc: Anvil, Topsin, Ridomil, Rovral, Alliette…

K.s Lê Nhất Huy

Các tin mới:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
24/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang