• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Băn khoăn với cây mai vàng

Nguồn tin: Báo An Giang, 15/12/2016
Ngày cập nhật: 16/12/2016

Cuối tháng 11 và đầu tháng 12, mai vàng bỗng dưng nở rộ, khiến các nghệ nhân lão luyện và những nhà vườn trồng mai không khỏi băn khoăn, nhất là thời điểm chuẩn bị đợt mai bán dịp Tết sắp tới. Mỗi năm chỉ một mùa làm ăn, ai cũng ra sức chăm sóc, hạn chế rủi ro do thời tiết bất thường.

Mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật

Nghệ nhân Huỳnh Thế Truyền, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa kiểng Khánh Thuận (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) cho biết, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, phong trào trồng hoa và cây kiểng ở địa phương phát triển tốt; hàng năm đều mở lớp dạy nghề và huấn luyện kỹ thuật nuôi trồng. “Đặc biệt là trồng cây mai vàng có giá trị kinh tế cao, vừa bán được trên thị trường, vừa phục vụ khách tham quan” - anh Truyền nói. Hiện tại, diện tích trồng trên 42 công và trên 3.500 chậu lớn, nhỏ, với nhiều kiểu dáng khác nhau (bon-sai, gốc) thu hút người thưởng ngoạn và khách du lịch tham quan.

Kỹ thuật tạo bon-sai

Cùng lúc, các thành viên câu lạc bộ ở đây còn tận dụng bờ vườn, khoảnh đất trống xung quanh nhà để trồng mai vàng bán cây và nhánh dịp Tết. Ai cũng coi đây là mô hình “lấy ngắn nuôi dài”, lợi nhuận cơ bản ổn định, thu nhập 7-10 triệu đồng/hộ. Tính chung, doanh thu cao nhất từ 100-150 triệu đồng/hộ/năm và thấp nhất từ 50-70 triệu đồng/hộ/năm. Chẳng hạn, hộ Trần Văn Tầm (ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng) đã thoát nghèo và vươn lên khá giả nhờ trồng mai vàng quanh bờ vườn; mỗi dịp Tết anh cung cấp thị trường Long Xuyên và ngoài tỉnh hàng ngàn cây mai vàng các loại.

Theo nghệ nhân Hồ An Ghem (ấp Mỹ An 2), nói đến việc gieo ươm, trồng mai vàng và kỹ thuật nuôi dưỡng, nông dân Mỹ Hòa Hưng có nhiều kinh nghiệm; khi gặp mưa gió bất thường thì ứng phó kịp thời, hạn chế các rủi ro. “Đặc điểm mai vàng cù lao Ông Hổ là cây mai rừng và trồng sá, khi bán mới vô chậu hoặc để trong bầu. Từ ưu thế này, người trồng được hướng dẫn kỹ thuật và xử lý khéo léo tình huống thời tiết, nhà vườn vẫn có mai bán dịp Tết” - anh Ghem tự tin. Nhờ vậy, mai vàng cù lao Ông Hổ giữ được uy tín thị trường Tết, người tiêu dùng rất ưa thích.

Xác định nghề nuôi sống

Nghệ nhân Cao Tấn Ân (ấp Phú An B, xã Phú Vĩnh, TX. Tân Châu) bảo rằng, để có được vườn mai vàng như bây giờ, ông đã lặn lội xuống tận Bến Tre, rồi lên tới Thủ Đức tìm thầy học nghề và lấy giống mai về làm nền căn bản. “Từ giống mai vàng Thủ Đức, tôi chỉ nghiêng về việc tháp, ghép với mai bản địa, cho ra sản phẩm theo thị hiếu khách hàng” - ông Ân chia sẻ. Về lâu dài, không thể làm ăn kiểu như vậy, cần phải tổ chức lấy hạt gieo ươm, chọn tạo, lai giống bản địa để cho ra cây mai giống mới, thích nghi thổ nhưỡng, bảo đảm độ bền. Đó là những công việc nhà vườn phải hết sức chú trọng và đầu tư chiều sâu để đáp ứng yêu cầu người sử dụng. Vậy là, vườn mai vàng của ông phát triển trên 5.000m2, chưa kể phần đất mướn gieo ươm cây giống. “Trước đây, nhà vườn thường chọn giống, gieo sạ rồi cắt lấy gốc, tháp, ghép… phải mất từ 4-5 năm” . Bây giờ, lựa giống, lấy hạt gieo ươm, trồng trực tiếp, cây mai 3 năm có thể bán được, rút ngắn gần phân nửa thời gian. Nếu tính hiệu quả kinh tế, lợi ích cũng gấp đôi, chu kỳ gieo ươm xoay vòng được 2 lần so với cách làm cũ” - ông Ân cho biết.

Theo ông Ân, loại 3 năm tuổi vô dĩa giống như bon-sai (50.000-100.000 đồng/dĩa), loại 4 năm tuổi vô chậu vừa (dưới 1 triệu đồng/chậu), cỡ 5 tuổi trở lên vô chậu lớn (1-1,2 triệu đồng/chậu). Riêng, loại có uốn, ghép từ 3-5 triệu đồng/chậu. Với 15 năm kinh nghiệm, ông biến thể thành giống mới (8-12 cánh), thành thạo quy trình canh tác, ứng phó tốt khi gặp thời tiết bất thường, bảo đảm mai vàng bán dịp Tết. Từ việc làm ăn hiệu quả, năm 2016, ông Cao Tấn Ân được Hội Nông dân TX. Tân Châu xét chọn “Nông dân giỏi”, với mô hình “làm vườn” nổi tiếng ở Phú Vĩnh.

TRẦN ĐĂNG - TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
24/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang