• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ðam mê cây kiểng - nghề chơi cũng lắm công phu!

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 07/12/2016
Ngày cập nhật: 9/12/2016

Cặp me của anh Nguyễn Phước Lộc ở Sa Đéc được xác lập kỷ lục “Cặp me kiểng cổ nhất''

Nhiều người chơi cây kiểng hiện nay say mê cây kiểng đến nỗi phải mày mò, lặn lội từ Nam ra Bắc và ngược lại để săn tìm cho được những cây “độc chiêu”, sẵn sàng đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua về những cây kiểng hay, đẹp để chiêm ngưỡng, để “khoe” trong các dịp lễ hội, ngày tết...

Từ món ăn tinh thần...

Hiện nay, trong giới chơi kiểng có người thích cây nhỏ, cây vừa, còn gọi là kiểng trung, kiểng bonsai, nếu thật nhỏ gọi là kiểng mi ni (miniature bonsai) mang tính nghệ thuật cao. Loại này, người chơi thường chú ý đến từng bộ rễ, từng thân cây và cành lá để nâng nó lên thành một tác phẩm nghệ thuật không những đẹp về hình dáng mà còn phong phú về nội dung.

Do nhu cầu cây xanh và cây cảnh ở các đô thị ngày càng cao nên dịch vụ kinh doanh, mua bán cây kiểng “cổ thụ” đã trở nên sôi động, có lúc tạo thành cơn sốt, nhất là các chủng loại quý hiếm như mai vàng, nguyệt quới, tùng, lộc vừng, tha la, hoa sữa, sứ, khế... Chính vì thế mà gần đây, nhiều người mê kiểng đã ráo riết săn tìm những gốc hay, cây lạ mang về bố trí trong sân vườn để thưởng lãm.

Không ai có thể ngờ rằng một ông chủ lò nước tương ở quận Ô Môn - Cần Thơ, suốt ngày tất bật với công việc kinh doanh, thế mà cũng bỏ ra bạc tỷ để chơi kiểng. Ông đã bộc lộ: “Từ ngày chơi kiểng, tôi cảm thấy tinh thần thoải mái, yêu đời hơn, đầu óc không còn bị căng thẳng như trước”. Hoặc như anh Nguyễn Thế Hào ở Phụng Hiệp - Hậu Giang, mặc dù công việc đa đoan nhưng anh vẫn dành riêng cho mình một không gian xanh để bố trí trên 40 cây mai vàng nghệ thuật, vừa chơi vừa kinh doanh, trong đó nhiều cây có giá từ vài trăm triệu trở lên. Anh nói: “Hiện nay, tiền có thể kiếm được nhưng cây đẹp khó có thể tìm ra”.

Đến mặt hàng quý hiếm

Nhiều nghệ nhân hoa kiểng cho rằng, nghệ thuật không thể tính bằng tiền. Cây kiểng vừa là một loại hình nghệ thuật, lại vừa có ý nghĩa văn hóa, lịch sử của một vùng đất. Cây kiểng đẹp thường là một tác phẩm vừa trang nghiêm hùng tráng vừa thâm trầm u mặc, gợi lên nhiều cảm xúc thẩm mỹ. Điển hình như cặp me cổ thụ trưng bày tại miếu bà Chúa Xứ - Châu Đốc... là những cây có giá trị nghệ thuật cao.

Đối với các đại gia, một khi những cây kiểng đẹp, giàu ấn tượng nghệ thuật lọt vào tay họ rồi thì sẽ trở thành “vô giá”. Thậm chí, mua một lời mười cũng chưa chắc chịu bán vì họ nghĩ rằng tiền có thể kiếm được chứ cây đẹp không thể tìm.

Trong làng chơi hoa kiểng hiện nay, có nhiều chuyện khó tin nhưng lại là sự thật. Chẳng hạn như ở Tiền Giang, có một cây nguyệt quới đã có người trả tới 10 tỷ đồng nhưng chủ chưa tính bán. Lý do, đây là cây kiểng không những có giá trị nghệ thuật cao mà còn được xem là bảo vật của địa phương. Tại huyện Thoại Sơn - An Giang, có một cây mai vàng cổ thụ trăm năm, dáng hình kỳ vĩ, được xác lập kỷ lục Guinness VN 2010, hiện có người trả bạc tỷ nhưng chủ nhân không đành lòng chia tay với kỷ vật của mình. Tại Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre... nhiều nghệ nhân cũng đang sở hữu nhiều cây mai vàng “cổ thụ” có giá từ vài trăm triệu trở lên, độc đáo nhất là cặp me cổ thụ của anh Nguyễn Phước Lộc (Đồng Tháp) có giá trên bạc tỷ...

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, nhiều người chơi kiểng lại thích những cây già dặn phong sương, dáng hình kỳ vĩ, nhất là những cây có hoa trái đẹp, mang ý nghĩa và giá trị tâm linh như tha la, mai, sung, bồ đề, lộc vừng... Họ quan niệm rằng hoa là biểu tượng của tình yêu, tình bạn và hy vọng. Trái là biểu tượng của sự no ấm, tròn đầy và hạnh phúc. Còn cây sống lâu năm, cằn cỗi, xiêu phong tượng trưng cho ông già “minh triết”, từng trải sự đời và từng vượt qua bao sóng gió cuộc đời. Những cây đó thật đáng quý và đáng yêu!

Chính vì vậy mà những loài cây ăn trái như vú sữa, me chua, sơ ri, dâu, khế, ổi, mận... có dáng thế xiêu phong kỳ mỹ đã được nhiều người sưu tầm như săn tìm báu vật. Thế là từ một cây rừng mộc mạc, nay đã được bàn tay tài hoa lịch lãm của các nghệ nhân hóa thân thành những tác phẩm nghệ thuật, những tuyệt tác của thiên nhiên, góp phần làm giàu cho khu vườn sinh vật cảnh Việt Nam.

Nhiều vườn kiểng ở đồng bằng sông Cửu Long hiện còn khá nhiều cây kiểng lão thụ, dáng vẻ hùng kỳ. Mỗi cây đều có một lý lịch riêng, từng trải qua thăng trầm của lịch sử, nhưng nhờ có sự cưu mang đùm bọc của con người mà chúng đứng vững và tràn đầy sức sống, xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật đáng cho mọi người chiêm ngưỡng. Điển hình như cây bạch mai 300 năm ở đình Phú Tự, TP. Bến Tre, được nhân dân địa phương phong tặng là “cây mai thần” và bên cạnh gốc mai còn dựng bia “Bạch mai bi ký” để lưu niệm.

Thành Hiệp

Các tin mới:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
24/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang