• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quy trình nuôi tôm tuần hoàn khép kín

Nguồn tin: Đài PT-TH Sóc Trăng, 18/05/2016
Ngày cập nhật: 20/5/2016

Tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được trên 8.000ha tôm nước lợ, nhưng đã có hơn 1.200ha bị thiệt hại do tôm bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, nguồn nước tại các khu vực này có khả năng sẽ xả thẳng ra môi trường chung. Còn những khu vực khác, người dân đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo ao lấy nước vào để thả tôm, rất dễ bị lây nhiễm các nguồn nước có chứa mầm bệnh, nhưng tại các hộ có điều kiện thiết kế hệ thống ao nuôi tôm theo dạng tuần hoàn nước khép kín, lại đang cho hiệu quả cao.

Hướng dẫn kỹ thuật áp dụng mô hình khép kín hệ thống tuần hoàn trong nuôi tôm.

Hệ thống lọc nước tuần hoàn (gọi tắt là RAS) đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Na Uy, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc…để phục vụ các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ và mặn. Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm nước, tỉ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường, chất lượng thủy sản nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường. Tại Việt Nam, RAS được cải tiến, áp dụng trong các trại sản xuất giống tôm từ năm 2000, nhất là các trại giống ở ĐBSCL, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỉ lệ sống của tôm.

Công nghệ RAS trong nuôi trồng thủy sản đang được ứng dụng tại Việt Nam dựa trên nguyên lý công nghệ và có cải tiến để phù hợp thực tế. Đây là một công nghệ có chi phí đầu tư cao, yêu cầu người vận hành công nghệ phải có trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản. Cụ thể ở Sóc Trăng công nghệ RAS được ứng dụng vào nuôi thâm canh còn khá ít, chỉ dừng ở các mô hình thử nghiệm. Nguyên nhân do nghề nuôi thủy sản phần lớn ở quy mô nhỏ lẻ, nông hộ, việc đầu tư một hệ thống trị giá hàng tỉ đồng để nuôi là không dễ. Mặt khác, đầu ra thủy sản không ổn định nên khó thuyết phục người nuôi tôm áp dụng. Ông Nguyễn Minh Tùng – thành viên Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, huyện Trần Đề, cho biết: “Mô hình này đối với hộ nuôi nhỏ lẻ thì áp dụng rất khó, vì cần khoảng 70% diện tích nuôi để làm ao lắng chứa theo hệ thống, kinh phí để cải tạo ao cũng nhiều. Do đó các hộ nuôi nhỏ lẻ phải liên kết với nhau để thành lập các THT để có được diện tích nuôi lớn hơn, cùng nhau hùn vốn lại để thực hiện mô hình thì mới có thể thành công”.

Vào tháng 3/2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng phối hợp Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh triển khai mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng theo hệ thống tuần hoàn khép kín với tổng mức đầu tư trên 530 triệu đồng, trong đó có sự hỗ trợ kinh phí của Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng.

Hệ thống tuần hoàn gồm có ao nuôi, ống xiphon và hố xiphon đáy ao dạng phễu, hố chứa bùn, kênh dẫn nước tuần hoàn và ao lắng có thả cá rô phi. Ao nuôi có diện tích 7.000m2, số lượng giống thả là 420.000 con. Con giống và các thông số môi trường được xét nghiệm và kiểm tra kỹ trước khi thả giống. Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn trong một hệ thống kín và hoàn toàn không thay nước, chỉ một lượng nhỏ nước mới được cấp thêm vào hệ thống để bù đắp cho lượng nước hao hụt do bốc hơi. Lượng nước cấp này tùy thuộc việc sử dụng hệ thống nước một phần hay hoàn toàn. Sau khi hệ thống được vận hành, hệ thống lọc phải hoạt động hằng ngày và suốt vụ nuôi, hệ thống sục khí phải được duy trì liên tục, do vậy nguồn điện cung cấp cho hệ thống bơm nước phải luôn ổn định. Ngoài ra phải kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý hóa mỗi ngày và định kỳ kiểm tra khuẩn Vibrio nước, bùn và tôm 3 – 4 ngày/lần để có giải pháp hữu hiệu khi bệnh phát sinh. Thạc sĩ Lâm Ánh Tiên – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, lưu ý: “Ở Sóc Trăng những năm gần đây xuất hiện nhiều mô hình mới trong sản xuất, chăn nuôi. Trong đó có mô hình tuần hoàn khép kín trong nuôi tôm, đây là mô hình ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, bà con phải chú ý đến các kỷ năng quản lý như: Xử lý nước, nuôi nước trong quá trình đưa nước vào ao; chú ý đến lượng thức ăn để tôm tiêu hóa và hấp thu được chất dinh dưỡng từ. Kiểm soát chặt các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, các loại khí độc trong ao nuôi”.

Mô hình nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn khép kin ở Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh.

Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh có đủ điều kiện để áp dụng mô hình này, nhưng ở các khu vực khác thì còn rất khó. Vì ngoài đòi hỏi vốn đầu tư và kỹ thuật chuyên môn cao, thì hệ thống này cần trên 70% tổng diện tích dùng để xử lý nước, còn lại 30% là diện tích thực sự để nuôi tôm, cho nên không thu hút được người nuôi tôm trong tỉnh. Tuy nhiên đây là cơ hội tốt cho bà con trong và vùng dự án đến học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Ông Nguyễn Văn Nhiệm – Chủ tịch Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, cho biết: “Qua thời gian thực hiện mô hình tôi thấy yếu tố thành công cao hơn so với cách nuôi truyền thống, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, hạn chế được khí độc, tránh được các mầm bệnh cho tôm. Nếu bà con có nhu cầu thực hiện mô hình này thì cứ đến Hiệp Hội nuôi Tôm Mỹ Thanh chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, nhưng cái khó nhất để bà con nuôi tôm nhỏ lẻ thực hiện mô hình là vấn đề về vốn. Tôi cũng có kiến nghị các cơ quan chức năng nên là cầu nối giúp bà con tiếp cận được nguồn vốn để thực hiện mô hình, đưa hiệu quả nuôi đạt cao hơn nữa”.

Trong khi nhiều nông hộ đang loay hoay với vấn đề dịch bệnh, mật độ, tăng vụ, hóa chất và thuốc kháng sinh... nhưng tôm nuôi vẫn bị thiệt hại và các yếu tố môi trường nước thường xuyên bị biến động, thì tôm nuôi của Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh đang phát triển rất tốt. Có thể thấy, nếu muốn hướng đến việc nuôi tôm thâm canh nói riêng và thủy hải sản nói chung, đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm diện tích và không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ nuôi trong hệ thống nước tuần hoàn khép kín là sự lựa chọn hợp lý./.

Ngọc Khuê

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang