• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp khắc phục ao nuôi sau mưa lũ

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 27/12/2016
Ngày cập nhật: 28/12/2016

Việc khắc phục và xử lý ao nuôi thủy sản sau mưa lũ sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi…

Xử lý môi trường: Ngay sau mưa lũ, người nuôi cần kiểm tra bờ ao, cống cấp thoát nước, đăng lưới, tình trạng lồng bè để biết được tình trạng ao nuôi và lượng thủy sản nuôi có thất thoát hay không. Sau đó tiến hành thu dọn, vớt rác, lá cây, thân cây bị đổ xung quanh để làm sạch ao và tránh lá cây bị thối gây ô nhiễm nguồn nước trong ao. Tiến hành theo dõi các hoạt động của thủy sản nuôi như màu sắc cơ thể, hình dạng bên ngoài, sức ăn… để kiểm tra sức khỏe của tôm, cá nuôi. Kiểm tra các thông số môi trường như pH, độ mặn, DO, NH3, độ đục… để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau mưa lũ, lượng nước trong ao thường lên cao, vì vậy cần xả bớt lượng nước tầng mặt trong ao để duy trì mực nước thích hợp và tránh gây ra hiện tượng phân tầng nước. Khi xả nước cần lưu ý để tránh làm giảm độ mặn đột ngột, tránh tràn bờ, vỡ cống.

Ôxy hòa tan cần đảm bảo ở ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản nuôi. Tiến hành chạy quạt nước và sục khí liên tục để cung cấp ôxy trong ao. Đồng thời, người nuôi cần dự trữ thêm viên ôxy tức thời để phòng cho trường hợp thiếu ôxy khẩn cấp. Khi mưa xuống, pH trong ao sẽ bị giảm đột ngột, do đó trước và trong lúc mưa nếu không xử lý tốt như không rải vôi để ổn định pH, thì sau mưa pH trong ao nuôi cũng ở mức thấp và không ổn định. Khi kiểm tra pH trong ao nếu thấy pH chưa đạt ngưỡng thích hợp cần bón CaCO3 với lượng 15-20kg/100m2. Sau mưa, nước ao thường bị đục, độ kiềm có thể bị giảm do các chất hữu cơ, hạt sét bị nước mưa cuốn trôi từ trên bờ xuống. Khắc phục bằng cách sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat (Al2(SO4)3) để tạo kết tủa và lắng tụ hay thạch cao với liều lượng 30kg/1.000m2 và lặp lại 2-3 lần. Dùng Dolomite liều lượng 10-20kg/1.000m3 (đối với ao nuôi tôm) xử lý từ từ cho đến khi độ kiềm đạt ngưỡng cho phép. Ngoài ra, người nuôi còn phải kiểm tra các yếu tố khác như lượng khí độc trong ao để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khi ổn định được độ trong, cần gây lại màu nước cho ao nuôi để đảm bảo sự phát triển ổn định của vật nuôi.

Quản lý thức ăn: Cần theo dõi tình hình thời tiết để điều tiết lượng thức ăn cho động vật nuôi. Sau khi mưa lũ mới cho thủy sản ăn trở lại nhưng chỉ cho ăn với lượng 30-50% so lúc bình thường. Đồng thời tiến hành bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa, khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, cá.

Quản lý dịch bệnh: Khi mưa lũ đến, tôm cá thường dễ bị bệnh do các yếu tố thay đổi thất thường, nhất là thủy sản nuôi lồng bè. Các bệnh thường gặp trong thời điểm này chủ yếu là do ký sinh trùng, vi khuẩn gây ra. Vì vậy, cần phòng bệnh cho thủy sản nuôi bằng cách cho tôm, cá ăn đầy đủ, tránh những thức ăn bị hư, thối, đồng thời bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn của tôm, cá. Dùng thuốc hay hóa chất tắm cho cá trong ao nuôi như muối ăn 2-4%, CuSO4 2-5%, formaline 25-30ppm hoặc phun trực tiếp xuống ao với liều lượng nhỏ hơn 10 lần. Đối với lồng bè, có thể treo túi vôi hoặc viên TCCA (Vicato) theo hướng dẫn để phòng bệnh.

NGỌC NHƯ (tổng hợp)

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang