• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các biện pháp cấp bách ứng phó với hải sản chết bất thường

Nguồn tin: Fistenet, 03/05/2016
Ngày cập nhật: 5/5/2016

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 1/5/2016 tại Hà Tĩnh với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh Bắc Trung bộ bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường, ngay trong ngày 2/5/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 3441/BNN-TCTS đề nghị UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chỉ đạo các sở, ban ngành và chính quyền địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện một số giải pháp cấp bách ứng phó.

Công văn số 3441/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số giải pháp cấp bách sau

1. Thu gom và xử lý hải sản chết bất thường và không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đó là hải sản chết bất thường dạt vào bờ hoặc do người dân vớt được trên các vùng biển ven bờ; Hải sản đánh bắt trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Biện pháp xử lý như sau:

a) Tuyệt đối không sử dụng làm thực phẩm cho con người hoặc chế biến làm thức ăn cho vật nuôi;

b) Xử lý bằng cách chôn lấp theo nguyên tắc sau:

- Thu gom và vận chuyển đến nơi chôn lấp đã được chuẩn bị sẵn;

- Nơi chôn lấp hải sản phải cách xa và không làm ô nhiễm vùng nước biển, nguồn nước ngọt, khu dân cư, khu đô thị, trường học, bãi tắm, khu du lịch… bảo đảm phù hợp với khối lượng hải sản phải tiêu hủy;

- Khi chôn lấp phải xử lý bằng cách bổ sung hóa chất (như vôi bột, các loại hóa chất chuyên dụng, được phép dùng trong nuôi trồng thủy sản);

- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau khi kết thúc việc chôn hủy nhằm bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường.

c) Người dân có hải sản khai thác được cơ quan chức năng xác định không an toàn thực phẩm, buộc phải tiêu hủy và được hỗ trợ theo quy định.

2. Giải pháp kỹ thuật tạm thời trong nuôi trồng thủy sản

Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, trong khi chờ các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện một số giải pháp kỹ thuật tạm thời như sau:

Đối với các cơ sở nuôi cá lồng

- Tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân.

- Thường xuyên theo dõi cá nuôi và hàng ngày quan trắc, kiểm tra các yếu tố môi trường như oxy hòa tan, pH, H2S, NH3… nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Tạm thời di chuyển lồng cá đến khu vực nước sâu hơn, đảm bảo đáy lồng cách nền đáy ít nhất 1m.

- Nên san thưa đối với những lồng nuôi dày, giữ cá với mật độ thích hợp theo quy định (không quá 10 kg/m3); giãn thưa khoảng cách giữa các lồng nuôi.

- Hạn chế sử dụng thức ăn tươi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nên thay bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao, kết hợp trộn thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

- Khẩn trương thu hoạch đối với cá nuôi đạt kích thước thương phẩm để hạn chế thiệt hại.

Đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm trong ao đầm ven biển

- Tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân, tập trung xử lý, cải tạo ao đầm, chuẩn bị con giống.

- Đối với các ao đầm đang thả nuôi, cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như oxy hòa tan, pH, H2S, NH3… nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Tăng cường vệ sinh/siphon đáy ao, sử dụng các loại chế phẩm sinh học có khả năng cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.

- Hạn chế cấp nước bổ sung trong khi chưa xác định nguyên nhân.

- Trong trường hợp bắt buộc phải lấy nước biển vào vùng nuôi, cần tuân thủ theo các hướng dẫn sau:

+ Chỉ lấy nước tầng mặt, lúc đỉnh triều

+ Không cấp trực tiếp nước biển vào ao đầm, bể nuôi.

+ Phải lấy nước biển qua ao chứa, ao lắng và thực hiện quy trình xử lý nước trước khi cấp vào ao đầm, bể nuôi.

- Cách xử lý nước biển trong ao chứa, ao lắng:

+ Xử lý nước biển trong ao chứa bằng các loại chất có khả năng hấp thụ khí độc, kim loại nặng (ví dụ EDTA) nhưng phải xử lý lặp lại 2 - 3 lần.

+ Sử dụng quạt nước hoặc sục khí mạnh, liên tục từ đáy ao và phơi nắng tối thiểu 10 ngày.

+ Tốt nhất lọc nước qua hệ thống lọc cát trước khi cấp bổ sung vào ao đầm, bể nuôi.

- Trước khi cấp nước vào ao nuôi cần thử bằng cách thả cá, tôm giống trực tiếp vào mẫu nước đã xử lý lấy từ ao lắng.

- Đối với vùng nuôi tôm chuẩn bị xuống giống, nên áp dụng hình thức vèo giống (ương tạm trong giai hoặc ao nhỏ khoảng 30 - 45 ngày trước khi chuyển ra ao nuôi thương phẩm) nhằm đảm bảo thời vụ, hạn chế sử dụng nước, tiết kiệm chi phí và kiểm soát các yếu tố môi trường trong giai đoạn đầu.

3. Xác nhận hải sản khai thác tại vùng biển an toàn

Các tàu khai thác tại vùng biển an toàn (nằm ngoài khu vực có chiều rộng từ 20 hải lý trở ra tính từ bờ của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).

Các bước thực hiện xác nhận:

a) Ngay sau khi tàu vào cảng, chủ tàu có trách nhiệm thông báo cho Chi cục thủy sản địa phương biết.

b) Chi cục Thủy sản cử cán bộ giám sát việc lên cá, xác nhận khối lượng cá theo từng loài.

c) Chủ tàu hoặc thuyền trưởng trình đưa cán bộ giám sát các giấy tờ sau:

- Sổ hành trình được cơ quan biên phòng xác nhận phù hợp với hoạt động của tàu.

- Nhật ký khai thác (đối với tàu khai thác), nhật ký thu mua vận chuyển (đối với tàu thu mua vận chuyển).

d) Cán bộ giám sát cấp giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác tại vùng biển an toàn. Giấy xác nhận an toàn được thành lập thành 2 bản. Chủ tàu một bản, một bản được lưu tại Chi cục Thủy sản.

Đối với các tàu thu mua vận chuyển xuất bến trước ngày Công văn này được ban hành, Chi cục Thủy sản địa phương không yêu cầu chủ tàu xuất trình Nhật ký thu mua, vận chuyển.

4. Giám sát hải sản an toàn

Đối tượng lấy mẫu giám sát là hải sản được khai thác tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Loài hải sản được lấy mẫu là loài chiếm tỉ lệ lớn trong chuyến hàng khai thác cập cảng.

Địa điểm, thời điểm lấy mẫu giám sát:

- Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ tại các cảng cá khi được bốc dỡ, đưa lên bở để đưa đi tiêu thụ;

- Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ tại các cảng cá, bến cá, nơi lên cá khi được bốc dỡ, đưa lên bờ để đưa đi tiêu thụ.

Tần suất lấy mẫu giám sát:

- Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ: 2 - 3 ngày/lần tùy theo điều kiện thực tế tại từng địa phương;

- Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ: hàng ngày;

Người lấy mẫu: là cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Biên bản lấy mẫu: Biên bản lấy mẫu được lập và ký giữa người lấy mẫu và chủ tàu sau khi kết thúc việc lấy mẫu (mẫu Biên bản tại Biểu 3 kèm theo Công văn này).

Chỉ tiêu phân tích: kim loại nặng (thủy ngân, chì, cadimi, arsen…)

Đơn vị phân tích là các phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định.

Xử lý kết quả mẫu giám sát không đạt yêu cầu:

- Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ: khi phát hiện mẫu không đạt yêu cầu, Chi cục Quảng lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo ngay về Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ: khi phát hiện mấu không đạt yêu cầu, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cần báo cáo ngay cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh để có biện pháp tiêu hủy, hỗ trợ cho ngư dân theo quy định và khuyến cáo ngư dân không tiếp tục khai thác tại vùng biển có mẫu phát hiện không đạt yêu cầu.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp xử lý kịp thời.

FICen

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang