• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin

Nguồn tin: Báo Chính Phủ, 30/04/2016
Ngày cập nhật: 2/5/2016

Kể từ ngày 15/4/2016, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) tạm dừng nhập khẩu 3 tháng đối với nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin để kinh doanh, sản xuất thuốc thú y cho mục đích sử dụng trong nước.

Theo nhận định của Cục Thú y, trong thời gian vừa qua, việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phòng, trị bệnh dẫn đến sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản bị tồn dư kháng sinh, chất độc hại đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng uy tín xuất khẩu sản phẩm động vật và sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Đồng thời, qua khảo sát đã phát hiện người nuôi trồng thủy sản sử dụng nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin là hoạt chất cấm sử dụng để phòng, trị bệnh thủy sản theo quy định tại Thông tư 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/1/2012 của Bộ NN&PTNT.

Do đó, kể từ ngày 15/4/2016, Cục Thú y tạm dừng nhập khẩu 3 tháng đối với nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin để kinh doanh, sản xuất thuốc thú y cho mục đích sử dụng trong nước.

Các giấy phép nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh này đã được Cục Thú y cấp phép không còn hiệu lực kể từ ngày 15/4/2016. Các lô hàng nguyên liệu Enrofloxacin đã làm thủ tục xuất khẩu về Việt Nam trước ngày 15/4 thì được phép làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với doanh nghiệp đã ký hợp đồng và chuyển tiền cho công ty xuất khẩu nguyên liệu Enrofloxacin trước ngày 15/4, căn cứ hợp đồng và giấy xác nhận chuyển tiền của Ngân hàng, Cục Thú y sẽ xem xét, cho phép nhập khẩu đối với từng trường hợp cụ thể.

Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu nguyên liệu Enrofloxacin để sản xuất thuốc thú y cho mục đích xuất khẩu, Cục Thú y sẽ thẩm định, cấp phép nhập khẩu và quản lý chặt chẽ nguyên liệu nhập khẩu, bảo đảm việc sử dụng nguyên liệu kháng sinh đúng mục đích.

Đối với nguyên liệu kháng sinh Enrofoxacin đã nhập khẩu chỉ được phép sử dụng để sản xuất thuốc thú y đã được cấp phép lưu hành tại nhà máy sản xuất có Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y hoặc bán cho cơ sở đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y còn hiệu lực theo quy định.

Việc cấm sử dụng Enrofloxacin trong chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ được xem xét.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ ký ban hành thông tư sửa đổi hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Theo đó, hướng dẫn mới sẽ giảm liều lượng kháng sinh cho phép trong thức ăn chăn nuôi từ 8-10 ppm/tấn xuống còn 5 ppm/tấn, đồng thời ngưng cho phép dùng kháng sinh trộn sẵn trong thức ăn nhằm phòng bệnh cho vật nuôi.

“Mỹ sẽ ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm 2017, Thái Lan cũng như vậy, còn EU đã ngừng sử dụng từ năm 2006. Chúng tôi đã đi khảo sát các nước xung quanh, có thể năm 2018 sẽ ngừng cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi”, ông Vân cho biết thêm.

Đỗ Hương

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang