• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tôm trên sông Lam (Nghệ An) có bị bắt hết?

Nguồn tin: Báo Nghệ An, 25/04/2016
Ngày cập nhật: 26/4/2016

Tôm sông Lam hiện là đặc sản được người tiêu dùng ưu chuộng do đặc điểm thơm ngon, thịt chắc lại an toàn thực phẩm. Đánh bắt tôm cá trên sông là nguồn thu nhập chính của nhiều người dân sống ven đôi bờ sông. Hiện nay, để bắt tôm, người dân sử dụng đụt, cả lưới "bát quái" và nguồn tôm đang cạn...

Theo ông Ngũ Văn Sinh, Khối trưởng khối 6 thị trấn Thanh Chương, người đã gắn bó cả cuộc đời với sông nước cho biết: tôm là loài thủy sản có rất nhiều trên sông Lam, nhất là ở những khúc sông sâu có nhiều bờ bụi, ghềnh đá, hang hốc và tôm đã nuôi sống cả đời nhiều gia đình làm nghề.

Người dân Thanh Chương dùng lưới bát quái đánh bắt tôm. Lưới lồng hình chữ nhật, có cửa kiểu như giỏ hoặc lờ để tôm chui vào và không có đường ra.

Thả lưới mắt nhỏ đánh tôm trên sông Lam làm cho tôm nhỏ bị đánh bắt kiểu tận thu.

Đụt cũng là một loại dụng cụ có hình thù như một cái ống dùng để bắt tôm. Trong ảnh: Những chiếc đụt được ông Trần Văn Đường ở thôn 3 Thạch Sơn (Anh Sơn) dùng để bắt tôm sông.

Ngày trước tôm nhiều, mỗi ngày người khai thác tôm có thể khai thác được 5 - 10kg tôm một ngày, nhưng nay tôm ít dần, thu hoạch chủ yếu là tôm cỡ nhỏ. Trong ảnh là sản phẩm đánh bắt trong ngày của một người dân Anh Sơn.

Những năm gần đây tôm, cá trên sông Lam ít dần và tôm trở thành đặc sản.

Tôm sông Lam có đặc điểm là mình thon, càng dài, thịt săn chắc, thơm ngon.

Một con tôm lớn hiếm hoi được bắt từ Sông Lam do ông Trần Đình Hậu, xã Thanh Chương đánh bắt được. Mỗi ngày từ nghề khai thác tôm cũng cho ông thu nhập vài trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, ông cũng như nhiều người dân dọc sông lo lắng khi nguồn nước sông cạn hơn trước, trong khi nghề đánh bắt vẫn diễn ra hàng ngày...

Đình Hà - Trang - Kiên

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang