• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Tăng cường phòng, chống hạn và xâm nhập mặn

Nguồn tin: Báo An Giang, 22/04/2016
Ngày cập nhật: 24/4/2016

Trước những tác động tiêu cực của thời tiết, đặc biệt là hiện tượng El Nino dẫn đến khô hạn, xâm nhập mặn, giảm lượng mưa và thiếu hụt nguồn nước… tỉnh An Giang đã triển khai nhiều giải pháp cấp bách cũng như lâu dài để khắc phục. Tuy nhiên, điều lo lắng hiện nay là ảnh hưởng đến nghề nuôi thủy sản.

Thiếu nguồn nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện tượng El Nino năm nay ảnh hưởng rất lớn đến nước ta, có khả năng đạt cường độ của El Nino mạnh kỷ lục như của năm 1997 – 1998 trước đây. Ngoài cường độ mạnh, nhiều khả năng El Nino 2014 - 2016 sẽ trở thành một trong những El Nino kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua (kể từ khi có những quan trắc chi tiết về hiện tượng ENSO). Tác động chung của El Nino đến thời tiết nước ta, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam thường ít hơn hoặc xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN) nhưng thường xuất hiện những cơn bão mạnh hoặc hoạt động trái quy luật hàng năm. Mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng mưa phổ biến thiếu hụt so với TBNN.

Người dân cần chủ động trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: N.C

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 3.424km2, có 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, dài 170km, cung cấp nguồn nước quanh năm cho địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi, kênh rạch với tổng chiều dài 5.170km, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi thủy sản. Do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lũ rút sớm, hiện tượng El Nino kéo dài nên những tháng đầu năm 2016, mực nước đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu ít, thiếu nguồn nước phục vụ nuôi thủy sản, đặc biệt là thiếu nguồn nước cung cấp cho mô hình nuôi luân canh tôm-lúa, nuôi tôm trên ruộng tại huyện Thoại Sơn (240 héc-ta) và huyện Châu Phú (57 héc-ta).

Một số kênh rạch trên địa bàn tỉnh cũng có nguy cơ thiếu nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, như: Rạch Cái Dung, thuộc khóm Đông Thạnh A (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên), ảnh hưởng khoảng 8 héc-ta; đoạn mương Lộ chạy qua các ấp Mỹ An 1, Mỹ Long 1, Mỹ Khánh 2 (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên), ảnh hưởng 10 héc-ta; mương Cây Sung, xã Khánh Hòa (Châu Phú), ảnh hưởng 4 héc-ta; Xép KatamPong (xã Khánh Hòa) 30 héc-ta; rạch Mương Khai, rạch Cây Gáo (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) 19 héc-ta; kênh 10 (Châu Phú) 35 héc-ta; cồn Cóc ảnh hưởng 5 bè cá…

Chủ động ứng phó

Hiện nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trong tỉnh vẫn còn ổn định, chưa thiệt hại nhiều do nắng nóng gây ra. Kết quả quan trắc môi trường tại 9 điểm nuôi thủy sản trọng điểm của tỉnh, do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thực hiện vào tháng 3-2016 cho thấy, các thủy vực được khảo sát thuộc tỉnh An Giang đều có giá trị pH dao động ở mức trung tính và nằm trong khoảng giá trị cho phép theo QCVN 02-20:2014/BNNPTNT. Trong khi đó, giá trị DO ghi nhận được tại hầu hết các nơi đều cao hơn giá trị cho phép nhưng nhìn chung thấp hơn giá trị tối ưu cho nuôi thủy sản nước ngọt (<4mg/l). Đối với hàm lượng ammonia được ghi nhận cao vượt giới hạn cho phép tại 2 điểm Mỹ Thới - Tây An - Cái Sao, Cái Sao - Bờ Hồ (TP. Long Xuyên) và kênh Xáng - Vịnh Tre (Châu Phú). Đối với thông số COD, sulfua, TSS, phosphate, hầu hết các điểm quan trắc đều trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, cơ quan này đã phát hiện vi khuẩn Aeromonas tổng số cao vượt giới hạn cho phép tại khu vực Cái Sao-Bờ Hồ, Vĩnh Nguơn, bến đò Chùa và Nhơn Mỹ. Ngoài ra, còn ghi nhận sự xuất hiện của vi khuẩn Salmonella ở một số thủy vực, như: Vĩnh Hanh, Cái Sao - Bờ Hồ, Vĩnh Nguơn, bến đò Chùa và kênh Xáng-Vịnh Tre.

Với diễn biến tình hình này, các bệnh phù đầu xuất huyết, gan thận mủ, đốm đỏ… có thể xảy ra ở thủy sản nuôi. Mới đây, Chi cục Thủy sản An Giang phối hợp Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Nam Bộ thực hiện quan trắc nguồn nước cấp phục vụ nuôi trồng thủy sản, đo và thu mẫu định kỳ 2 tuần/lần ở 9 điểm kênh cấp phục vụ cho 480 héc-ta nuôi cá tra thương phẩm. Đơn vị còn tổ chức giám sát thường xuyên tại các vùng nuôi trồng thủy có nguy cơ bị hạn mặn, căn cứ vào dự báo thời tiết và tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh để khuyến cáo kịp thời cho người nuôi, không thả giống nuôi trong điều kiện nguồn nước cạn kiệt và độ mặn không thuận lợi.

Chi cục Thủy sản đã hướng dẫn các hộ nuôi bố trí mật độ nuôi thích hợp, bổ sung dinh dưỡng, các vitamin để tăng sức đề kháng cho cá nuôi, tiết kiệm nước, sử dụng men vi sinh xử lý nguồn nước nuôi và biện pháp di dời lồng bè khi điều kiện nguồn nước nuôi không thuận lợi. Đơn vị khuyến cáo người dân nên lấy nước cấp cho ao nuôi vào thời điểm đỉnh triều, thường xuyên kiểm tra chất lượng nước khi cấp vào ao nuôi để có thể điều chỉnh kịp thời. Định kỳ dùng vôi bột hòa nước tạt đều khắp ao với liều lượng 1,5 - 2 kg/100m3 nước ao, có thể dùng các loại chế phẩm sinh học để xử lý và khử trùng nước ao nuôi nhằm ngăn ngừa mầm bệnh. Người nuôi cần tính toán hệ số thức ăn phù hợp, tránh cho ăn dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, nâng cao độ sâu mực nước ao nuôi để giảm biến động nhiệt độ nước…

CHI CỤC THỦY SẢN AN GIANG

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang