• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Tháp: Nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn hiệu quả

Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 05/01/2016
Ngày cập nhật: 9/1/2016

Ông Nguyễn Văn Đồng, ở ấp Tân Dinh là người tiên phong trong xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao.

Sau nhiều năm vất vả nuôi đủ mọi đối tượng như cá lóc, cá tra, tôm càng xanh… mà lợi nhuận không đáng kể nên năm 2013, ông Đồng quyết định đầu tư vốn cải tạo ao để thực hiện mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp.

Ông Đồng cho biết, mặc dù nguồn vốn đầu tư nuôi ban đầu rất cao so với các đối tượng nuôi khác, nhưng việc nuôi cá ghép trong cùng một ao như vậy có rất nhiều lợi thế như: cá sặc rằn ăn rong tảo, chất thải và thức ăn thừa của cá thát lát cườm; lọc được môi trường nước, giữ gìn vệ sinh ao nuôi sạch sẽ… Ông Đồng chia sẻ, yếu tố con giống là quan trọng nhất. Giống phải tốt, được mua ở cơ sở tin tưởng. Thức ăn và nguồn nước thường xuyên theo dõi và phòng trị bệnh.

Tháng 3/2013, ông Đồng tiến hành cải tạo 1.500m2 mặt nước ao cạnh nhà, lên bờ bao, vét đáy ao và làm vệ sinh sạch sẽ bằng vôi bột rồi phơi đáy ao khoảng 1 tuần. Tiếp đó, ông Đồng bơm nước vào ao và tìm diệt các loại cá lóc, trê, ếch, rắn… rồi để khoảng 3 ngày cho nước trong ao có màu xanh của rong - tảo, vì đây là môi trường thích hợp để nuôi thủy sản. Sau đó, ông Đồng bắt đầu cho thả 15kg cá sặc rằn giống vào ao ương nuôi. Khoảng 2 tuần sau, ông Đồng tiếp tục thả 10.000 con cá thát lát cườm giống vào ao để nuôi ghép chung. Nguồn thức ăn cho đàn cá nuôi ghép được ông Đồng sử dụng là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm trộn với các loại cá, tép xay nhuyễn. Lúc đầu, ông Đồng cho cá ăn 3 buổi trong ngày và hơn một tháng sau, ông cho cá ăn 2 buổi trong ngày; đồng thời tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá.

Trong quá trình nuôi, ông Đồng còn thường xuyên cho thay nước ao, phòng ngừa dịch bệnh kịp thời, chăm sóc đàn cá thát lát cườm và cá sặc rằn thật chu đáo. Mỗi tháng một lần, ông trộn bổ sung lượng Vitamin C và khoáng chất vào thức ăn để cho đàn cá ăn nhằm tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh… Nhờ đó mà sau hơn 6 tháng nuôi, ông Đồng cho tát ao và thu hoạch được 2 tấn cá thát lát cườm thương phẩm, bán giá 60.000 đồng/kg và 350kg cá sặc rằn thương phẩm, bán 45.000đ/kg. Tổng thu nhập trên 135 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông Đồng còn lãi hơn 20 triệu đồng.

Tháng 3/2014, ông Đồng tiếp tục mở rộng thêm lên tổng cộng 3 cái ao, với 4.500m2 mặt nước để thả nuôi 40.000 con cá thát lát cườm ghép với 100kg cá sặc rằn, bằng cách thức nuôi nêu trên. Đến tháng 11/2014, sau hơn 8 tháng cần mẫn chăm sóc, ông Đồng tát 3 ao và thu hoạch được 13 tấn cá thát lát cườm thương phẩm, bán giá 63.000 đồng/kg và 2.500kg cá sặc rằn thương phẩm, bán 50.000đ/kg. Tổng thu nhập trên 944 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông Đồng còn lãi hơn 100 triệu đồng.

Sang tháng 3/2015, ông Đồng tiếp tục thả nuôi 40.000 con cá thát lát cườm ghép với 100kg cá sặc rằn trong 3 cái ao cũ, cũng với cách thức nuôi trên. Đến ngày 10/12/2015, sau hơn 9 tháng, ông Đồng cho tát 1 cái ao và thu hoạch được 11 tấn cá thát lát cườm thương phẩm, bán giá 70.000 đồng/kg và 2.500kg cá sặc rằn thương phẩm, bán 40.000 đồng/kg, đạt doanh thu hơn 770 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông Đồng còn lãi hơn 80 triệu đồng.

Thu hoạch được một ao đạt kết quả rất khả quan, ông Nguyễn Văn Đồng hiện còn đang nuôi 2 ao 3.000m2 cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn. Đàn cá đang phát triển tốt. Mỗi con cá thát lát cườm đạt trọng lượng trung bình 500 gram; cá sặc rằn đạt khoảng 12 con/kg. Ông Đồng đang liên hệ với thương lái để bán đàn cá nuôi này và tiếp tục đầu tư nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong 3 ao trong niên vụ tới.

Chăm sóc cá nuôi

Đây là mô hình ấn tượng đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng. Ông Đinh Văn Phú - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Thành A đánh giá: “Mô hình nuôi cá thát cườm lồng ghép với cá sặc rằn của anh Đồng trong các vụ nuôi vừa qua đều cho lợi nhuận rất cao. Hướng tới, Hội Nông dân xã sẽ vận động nhân rộng mô hình. Với vai trò là Hội Nông dân xã tham mưu với cấp ủy Đảng, UBND cùng với tổ chức tín dụng, Ngân hàng và Hội Nông dân cấp trên hỗ trợ nguồn vốn cho nông dân nuôi cá thát cườm lồng ghép với cá sặc rằn; tìm đầu ra sản phẩm cho nông dân để giúp nông dân thoát nghèo một cách bền vững, nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới ngày một tốt hơn”

Nhiều bà con đang tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Đồng để học hỏi và mở rộng mô hình nuôi cá ghép bằng thức ăn công nghiệp trong ao… nhằm tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong nông nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển và tạo việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi ở địa phương...

Trần Trọng Trung - Đài TT Tam Nông, Đồng Tháp

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang