• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xét xử vụ kiện "Cá chết trên sông Chà Và": Doanh nghiệp muốn giám định lại môi trường nước

Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 16/12/2016
Ngày cập nhật: 17/12/2016

Cá bớp chuẩn bị đến ngày thu hoạch có trọng lượng 6 đến 7kg/con cũng bị chết hàng loạt trong đợt cá lồng nuôi trên sông Chà Và chết hôm tháng 9-2015. Ảnh: THÀNH HUY.

Ngày 15-12, TAND TP.Vũng Tàu tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ 33 hộ ngư dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và kiện 12 doanh nghiệp (DN) chế biến hải sản bồi thường vì xả thải gây cá chết.

Theo hồ sơ vụ việc, vào cuối năm 2015, hàng trăm tấn cá bè của ngư dân xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) chết trắng, gây thiệt hại cho bà con nuôi cá gần 20 tỷ đồng. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng vào cuộc tìm nguyên nhân, đồng thời thống kê thiệt hại của từng hộ.

Kết quả điều tra của Viện Môi trường tài nguyên (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, nguyên nhân chủ yếu làm cá chết là do nước thải của 14 DN chế biến hải sản ở xã Tân Hải xả ra đầm, rồi chảy ra sông Chà Và.

Dựa trên kết quả điều tra nói trên, UBND tỉnh BR-VT đã yêu cầu các DN phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho 33 hộ dân. Thế nhưng, các cuộc thương lượng sau đó đã không đi đến thống nhất nên người dân gửi đơn kiện ra tòa.

Trong quá trình tòa thụ lý, hòa giải, có 2 DN đồng ý chi trả tiền bồi thường là Công ty TNHH Nghê Huỳnh và DNTT Mỹ Sương với tổng số tiền gần 300 triệu đồng. Người dân đã nhận tiền và rút đơn khởi kiện 2 DN này.

Tại phiên tòa, ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc phụ trách Sở NN-PTNT, khẳng định nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng cá nuôi của người dân bị chết vào tháng 9-2015 là do ô nhiễm môi trường từ việc xả thải của các nhà máy chế biến hải sản vào cống số 6 tích tụ từ nhiều năm. Ảnh: HUYỀN TRANG

Yêu cầu giám định lại chất lượng nước

Tham gia phiên tòa, đại diện cơ quan chức năng của tỉnh tái khẳng định, nguyên nhân chính dẫn tới cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết là do ô nhiễm từ việc xả thải của các nhà máy chế biến hải sản. Ngay sau khi có hiện tượng cá chết, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo liên ngành bao gồm Sở TN-MT, Sở NN-PTNT phối hợp với Viện Môi trường - Tài nguyên (MT-TN) đã xuống từng hộ nuôi kiểm tra, ghi nhận thực tế, thống kê thiệt hại và hướng dẫn người dân cách khắc phục. Mẫu nước được đưa đi giám định tại Viện MT-TN (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh). Phía Viện MT-TN phân tích mẫu nước, kết luận 76,64% nguyên nhân gây cá chết là do ô nhiễm từ việc xả thải của các DN. Kết quả xét nghiệm cho thấy có những thông số ô nhiễm nguồn nước cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép.

Tại tòa, luật sư đại diện cho các DN đã đề nghị giám định lại kết quả trong báo cáo của Viện MT-TN. Trước đề xuất này, đại diện Viện MT-TN cho rằng, việc giám định hiện nay sẽ không nói lên điều gì vì qua thời gian, môi trường nước đã thay đổi. Viện cũng khẳng định, phương pháp giám định đã thực hiện là tiên tiến, được nhiều nước áp dụng.

Đại diện của Viện MT-TN cảnh báo: Nếu các DN muốn trưng cầu giám định của Bộ TN-MT thì có thể Bộ TN-MT sẽ lập Hội đồng thẩm định. Nhưng với tình hình ô nhiễm như hiện nay, Bộ TN-MT nhiều khả năng sẽ xem xét thêm vi phạm xả thải của các DN trong quá khứ, yêu cầu bồi thường tổn hại môi trường chung đối với các DN này.

Trước yêu cầu thành lập Hội đồng thẩm định đánh giá lại báo cáo của Viện MT-TN trong đó bao gồm có chuyên gia môi trường, cơ quan pháp lý… HĐXX cho biết sẽ có phán quyết về yêu cầu này.

Luật sư đại diện DN bị đơn yêu cầu các nhân chứng là những người bán cá giống làm rõ các nội dung hóa đơn mua bán cá giống cho người dân tại phiên xử ngày 15-12. Ảnh: KHÁNH AN

Ngư dân thống nhất đòi bồi thường 76,6% thiệt hại

Tại phiên xử ngày 15-12, HĐXX đã yêu cầu triệu tập những người đã bán cá giống, thức ăn cho hộ nuôi cá ra tòa với tư cách nhân chứng. Các luật sư đại diện hợp pháp các DN chất vấn những người làm chứng để làm rõ về các hoá đơn mua con giống, hóa đơn mua thức ăn và về thủ tục đăng ký kinh doanh của các địa chỉ cung cấp con giống, thức ăn để làm cơ sở cho phần tranh luận.

Trước HĐXX, các nhân chứng khẳng định việc mua bán cá giống, thức ăn giữa 2 bên có trao đổi qua giấy tờ mua bán, số lượng, giá cả đúng như giấy tờ đã nộp cho Tòa án, không có việc sau khi mua bán mới lập hóa đơn. Phía luật sư đại diện bị đơn yêu cầu nhân chứng giải thích vì sao các hộ dân có sự chênh lệch về giá khi kê khai cùng một loại cá thì nhận được sự lý giải là do có sự biến động về giá vào từng thời điểm mua cá.

Trong một diễn biến khác tại phiên xử, đại diện các hộ dân có người yêu cầu các DN phải bồi thường 100% thiệt hại của họ, có người yêu cầu 76% như kết quả giám định nước xả thải gây thiệt hại. Lý giải về việc không thống nhất trong cách yêu cầu bồi thường thiệt hại này, luật sư đại diện cho các hộ dân yêu cầu bồi thường 100% cho biết, trong các buổi hòa giải trước đây đều không thành nên khi ra tòa phải yêu cầu DN bồi thường tất cả chứ không dựa vào tỷ lệ gây ô nhiễm. Tuy nhiên, sau khi HĐXX yêu cầu các hộ dân thống nhất mức bồi thường chung thì các hộ dân đã hội ý với luật sư và thống nhất mức yêu cầu bồi thường 76,6% cho tất cả các hộ dân.

Hôm nay 16-12, tòa sẽ tiếp tục với phần tranh luận giữa các bên và đưa ra phán quyết.

HUYỀN TRANG

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang