• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đánh bắt cá mùa nước nổi

Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 19/11/2016
Ngày cập nhật: 21/11/2016

Vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, nước từ các sông dâng kết hợp với những trận mưa lớn kéo dài làm nhiều cánh đồng ngập nước. Đó cũng là lúc nông dân tạm gác việc đồng áng để chuẩn bị các loại ngư lưới cụ đánh bắt cá đồng mùa nước nổi.

Ông Đào Văn Liêm giăng lưới bắt cá trên đồng. Ảnh: C.L

Mùa nước nổi ở Bạc Liêu nước không dâng cao gây ngập lụt như các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, mà nước chỉ lên mấp mé tràn bờ trên các cánh đồng. Thế nhưng, những sản vật mà nó mang đến cũng phong phú và đa dạng không thua kém mùa nước nổi ở các tỉnh vùng trên. Trên những cánh đồng mênh mông nước, các loại cá rô, cá trê, cá lóc... sinh sản và lớn rất nhanh. Do vậy, người dân có thể đánh bắt khá dễ dàng (như đánh côn, giăng lưới, giăng câu...).

Từ tờ mờ sáng, ông Huỳnh Văn Dự (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) đã mang lưới ra đồng giăng bắt cá. Sử dụng 200m lưới, ông Dự di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác để thả. Nhờ có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông Dự chỉ cần nhìn hướng gió và nhìn mặt nước là biết nên thả lưới ở đâu để bắt được nhiều cá. Ông Dự chia sẻ: “Mùa này hầu như nhà nào cũng có tay lưới hoặc đặt dớn để bắt cá cải thiện bữa ăn cho gia đình. Những năm trước cá nhiều lắm! Chỉ cần thả lưới xong, bơi xuồng trở lại là gỡ cá mỏi tay. Giờ thì hết rồi, người giăng lưới giỏi lắm thì ngày cũng kiếm được hơn 5kg, mà chỉ toàn cá nhỏ, rất ít cá lớn. Vài năm nữa chắc tôi cũng bỏ nghề này vì đồng không còn cá để bắt”.

Ngoài giăng lưới, đẩy côn bắt cá cũng là một hình thức đánh bắt khá độc đáo. Lưới côn được làm từ những sợi dây chì cỡ lớn xếp song song nhau với khoảng cách hơn 1,5 tấc, được cố định ở hai đầu. Một đầu buộc vào thanh tre để người đánh bắt cá buộc vào xuồng, hoặc hai người cầm hai đầu thanh tre kéo lê qua mặt ruộng làm lũ cá hoảng sợ tìm chỗ nấp tạo ra bọt khí. Và chỉ đợi có thế, người đánh côn liền dùng dụng cụ thứ hai là chiếc nôm để bắt cá. Ông Đào Văn Liêm (xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân), người chuyên đánh côn vào mùa nước nổi, cho biết: “Lúc trước, mỗi ngày tôi đánh côn cũng kiếm được hơn 10kg cá đem bán, đủ chi tiêu lặt vặt trong gia đình. Bây giờ tôi lội cả buổi cũng chỉ kiếm đủ ăn”.

Nguyên nhân cá càng ngày càng ít là do trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ dân lạm dụng các loại phân bón, thuốc hóa học mà không nghĩ đến những hệ lụy về sức khỏe của con người và môi trường. Từ đó làm lượng cá đồng liên tục sụt giảm và cạn kiệt dần qua từng năm.

Chiều xuống trên những cánh đồng nước nổi, những bóng người thấp thoáng thu những mẻ lưới cuối cùng để kịp mang cá về nấu bữa cơm gia đình. Mong rằng, những hình ảnh nên thơ này còn hiện diện trong đời sống vùng nông thôn nhiều năm sau nữa.

CHÍ LINH

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang