• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển ngành Thủy sản ở Ninh Bình: Đột phá từ khoa học công nghệ

Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 01/11/2016
Ngày cập nhật: 4/11/2016

Ninh Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành Thủy sản. Trên địa bàn tỉnh có trên 6.000 ha mặt nước mặn lợ và gần 19.000 ha đất mặt nước có thể quy hoạch để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống giao thông thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế lớn và là thị trường tiêu thụ rất rộng lớn như: thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và đặc biệt là Quảng Ninh, nơi có cửa khẩu Móng Cái giao thương rất thuận tiện với thị trường Trung Quốc.

Thu hoạch cá ở xã Gia Phương (Gia Viễn). Ảnh: Đức Lam

Lực lượng lao động trong ngành đông đảo, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Sản phẩm thủy sản của tỉnh Ninh Bình khá đa dạng và có giá trị kinh tế khá cao, được thị trường ưa chuộng như: Tôm sú, tôm thẻ, cua xanh, ngao, cá bớp, cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép...

Tuy nhiên, năng suất, sản lượng nuôi thủy sản hiện nay của tỉnh còn thấp, tiềm năng đất đai mặt nước phần lớn chưa được khai thác hợp lý, lãng phí, cần được khai thác một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Thực hiện Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 26-12-2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt và ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020, ngành Thủy sản tỉnh Ninh Bình được coi là một trong những mũi nhọn có tính đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Theo đó, tỉnh xác định, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giai đoạn 2016-2020 là 10% /năm; giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2015 đạt 1.085 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 1.749 tỷ đồng.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh và thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản, ngoài việc đầu tư quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động, đầu tư vốn... thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là khâu rất quan trọng, có tính đột phá.

Sự đóng góp nổi bật nhất của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phải nói đến là công nghệ sản xuất giống. Trong những năm gần đây, các tiến bộ khoa học công nghệ cho sinh sản giống ngao, giống cua xanh đã tạo nên bước ngoặt lớn cho ngành Thủy sản Ninh Bình.

Năm 2004, Ninh Bình bắt đầu tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cua và sản xuất được 0,34 triệu con, năm 2005 sản xuất được 0,7 triệu con. Những năm đầu, do kỹ thuật còn hạn chế nên số lượng cua giống sản xuất ra còn ít, giá thành sản xuất cao, chưa đáp ứng được nhu cầu cua giống tại địa phương.

Chính vì vậy, các cơ sở sản xuất giống và Chi cục Thủy sản tỉnh đã không ngừng tìm tòi ứng dụng các công nghệ sản xuất giống cua tiên tiến vào sản xuất. Đến năm 2016 đã sản xuất được 5,5 triệu con.

Năm 2009, Ninh Bình bắt đầu tiếp nhận công nghệ sản xuất giống ngao tại DNTN Hải Tuấn nhưng công nghệ chưa ổn định nên chỉ sản xuất được khoảng 2 triệu con, đến năm 2011 cũng chỉ sản xuất được 30 triệu con.

Từ năm 2012, các cơ sở sản xuất giống đã bắt đầu thay đổi công nghệ sản xuất từ việc cho ngao sinh sản trong các bể xi măng nhỏ (1-2 m3) sang bể bạt có dung tích lớn (50-200 m3) và nuôi cấy tảo trong các bể bạt ngoài trời có dung tích lớn thay túi ni lon nên kết quả sản xuất giống ngao tăng mạnh. áp dụng công nghệ sản xuất giống ngao và nuôi cấy tảo trong bể bạt năm 2012 đã sản xuất được 150 triệu con, đến năm 2016 các cơ sở sản xuất giống ngao đã sản xuất được trên 2.120 triệu con ngao giống.

Với những thành công trong ứng dụng công nghệ sản xuất giống đã góp phần hạ giá thành giống ngao từ 12-20 đồng/con ngao cám (năm 2009) xuống còn 1-3 đồng/con ngao cám (năm 2016) và đã đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu giống ngao cho vùng nuôi của tỉnh, giảm áp lực nhập giống từ các tỉnh khác về.

Bên cạnh đó, công nghệ nuôi thâm canh, bán thâm canh, mô hình nuôi cá-lúa đã được áp dụng tại nhiều địa phương trong tỉnh góp phần tăng sản suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của ngành.

Từ năm 2004 đến năm 2009, toàn vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn chỉ có vài hộ áp dụng công nghệ nuôi bán thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng với quy mô nhỏ, sản xuất bấp bênh, hiệu quả không cao do thiếu kỹ thuật.

Từ năm 2010 đến nay, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mới, số hộ và số diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh đã tăng nhanh. Đến năm 2016, toàn vùng đã có gần 90 ha nuôi tôm thẻ bán thâm canh, năng suất đạt 2-5 tấn/ha/vụ nuôi, giá trị canh tác đạt 300-800 triệu đồng/ha.

Vùng nội đồng cũng có những kết quả khả quan, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, diện tích, năng suất và sản lượng thủy sản nước ngọt tăng nhanh. Năm 2005, năng suất nuôi thủy sản vùng nội đồng bình quân đạt trên 1,5 tấn/ha/năm, đến năm 2010 đạt trên 2,2 tấn/ha/năm, năm 2015 đạt trên 2,6 tấn/ha/năm.

Các hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh, chuyên canh các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao đã hình thành và phát triển. Các mô hình nuôi chuyên canh cá chép lai, cá trắm đen, cá trắm cỏ... đã cho năng suất từ 7-15 tấn/ha/năm, doanh thu đạt 350 - 800 triệu đồng/ha/năm. Đã hình thành một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, vùng ruộng trũng huyện Nho Quan, Gia Viễn...

Có thể nói rằng, trong những năm qua khoa học công nghệ có vai trò quan trọng cho sự phát triển khá nhanh và vững chắc của ngành Thủy sản Ninh Bình.

Để khoa học công nghệ thực sự là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành thủy sản, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp như: Tăng cường các nguồn lực xây dựng và triển khai các đề án, chương trình, dự án có hàm lượng khoa học cao, có khả năng phát triển và mở rộng; ưu tiên các chương trình, dự án tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ cao, phát huy tốt lợi thế của địa phương để phát triển ngành theo hướng bền vững; khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp nhận và mở rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới có hiệu quả....

Với sự quan tâm đúng mức về vai trò của khoa học công nghệ đây sẽ là bước đột phá, góp phần vững chắc vào sự thành công của đề án tái cơ cấu ngành Thủy sản tỉnh Ninh Bình n

Vũ Minh Hoàng (Chi cục Thủy sản Ninh Bình)

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang