• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá nuôi “đội lốt” cá đồng

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 30/08/2016
Ngày cập nhật: 1/9/2016

Theo phản ánh của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đâu đâu cũng thấy những mâm, thau bày bán các loại cá nhưng hầu hết đều được các tiểu thương chào mời, giới thiệu là cá đồng “chính hiệu” và hét giá cao ngất ngưởng.

Từ lâu, cá đồng được ví như là sản vật của miền Tây. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, môi trường sống hạn chế, nhất là khai thác quá mức nên sản lượng cá đồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Hậu Giang vốn đã ít, nay càng ít hơn.

Người tiêu dùng rất khó phân biệt giữa cá nuôi và cá đồng được bày bán ở các chợ.

Hơn 80% là cá nuôi

Lợi dụng sự khan hiếm nguồn lợi thủy sản tự nhiên, không ít tiểu thương ở các chợ từ trung tâm đô thị cho đến nông thôn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh như: Vị Thủy, Ngã Bảy, Vị Thanh… đều thu mua vào cá nuôi, sau đó biến chúng thành cá đồng, đem bán, kiếm thêm lợi nhuận. Bởi, giữa cá nuôi và cá đồng có giá chênh lệch nhau khá cao, bình quân từ 30.000-60.000 đồng/kg.

Cụ thể, nếu là cá lóc, cá trê, cá rô nuôi có giá dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/kg thì khi “hóa kiếp” chúng thành cá đồng có thể bán ra tầm 60.000 - 200.000 đồng/kg. Hơn 5 năm giăng câu thả lưới, ông Bùi Minh Trí, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Mấy năm gần đây, cá đồng luôn có giá cao và hút hàng. Tuy nhiên, sản lượng rất ít, đặc biệt năm nay, có khi tôi giăng lưới cả ngày theo các tuyến kênh nội đồng, chỉ được vài ba ký cá sặc, cá chốt. Còn đi cắm câu cá lóc, cá trê đủ ăn là mừng, lấy đâu ra cá đồng để mang ra chợ bán”.

Bà Hồ Thị Thủy, tiểu thương chợ Kinh Cùng, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, thừa nhận: “Giờ đây, đa phần thủy sản nước ngọt, từ cá lóc, cá trê vàng cho đến lươn, ếch, tôm… đều được người dân nuôi với số lượng lớn. Có người nuôi vèo, có hộ nuôi ao cố định, xuất bán liên tục trong năm. Vì sản lượng cá đồng hiện nay rất ít ỏi nên mỗi ngày, tôi thu gom nhiều lắm cũng chỉ được chừng 5-10kg cá lóc, cá trê vàng. Tất cả đều do mấy người trong vườn thả dớn mang ra chợ bán. Chứ phần lớn tại chợ, tiểu thương bán cá nuôi hơn 80%”.

Tương tự, dạo một vòng chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, chúng tôi dễ dàng bắt gặp nhiều mâm cá lớn, nhỏ được tiểu thương bày bán các loại cá trê vàng, cá lóc, lươn, ếch, ốc, tôm, tép, với lời giới thiệu rôm rả là thủy sản đồng quê “chính hiệu”. Thấy chúng tôi đến, chị Nguyễn Ngọc Sương, tiểu thương bán cá tại chợ Vị Thanh liền chào hàng ngay tức khắc: “Có một ít cá lóc, cá trê vàng mới cắm câu đêm hôm, còn tươi ngon, giá 130.000 đồng/kg, mua về ăn đi em”.

Người mua thường “sụp bẫy”

Không riêng gì chợ Vị Thanh, các tiểu thương bán cá tại chợ Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, cũng mời khách mua cá, nghe khá êm tai. “Cá trê vàng đi chị! Mua về làm món gì ăn cũng ngon hết”. Trên thực tế, để qua mắt các bà nội chợ, tiểu thương thường bày bán tượng trưng vài ba con làm mẫu trên mâm, thau. Với cách bày bán này, hầu hết những người mới đi lần đầu, hoặc ít ra chợ, kinh nghiệm không nhiều luôn bị “sụp bẫy”. Chỉ số ít trường hợp dè chừng vì họ đã từng mua phải “hàng nhái”.

Theo chị Lâm Thị Mỹ Ngọc, ở phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, người bán cá lúc nào cũng kỹ. Họ đâu đem ra nhiều, chỉ một vài con cá trê, cá lóc, lươn, ếch gì đó, đựng trong bọc nhỏ, nài nỉ mua rất nhiệt tình. Thế nhưng, mang về nhà nấu ăn, biết cá nuôi thì mọi chuyện đã rồi. “Cách đây hơn một tháng, chính tôi đi chợ Ngã Bảy vào buổi chiều, thấy mấy con cá trê vàng ngon, liền mua với giá khá cao, 130.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sau khi về tới nhà thì cá đổi màu. Mần sạch xong đem chiên, thịt dai như cá trê trắng và bốc mùi tanh khó chịu”, chị Ngọc kể.

Còn bà Huỳnh Thị Út, ở khu vực 3, phường I, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Mắc phải sai lầm vài phen là biết liền. Lúc trước, không có kinh nghiệm mua trúng toàn cá nuôi, bụng cá đầy mỡ, mang về chế biến món ăn, thịt bở, bốc mùi tanh không chịu nổi”. Vì lẽ đó, riết thành thói quen, bà Út thường đi chợ sớm hơn mọi khi và có đủ kinh nghiệm để phân biệt rạch ròi đâu là cá nuôi, đâu là cá đồng.

Thực tế là hiện nay, các bà nội chợ nhiều kinh nghiệm, thường có những cơ sở phân biệt khá chính xác giữa cá nuôi và cá đồng. Thế nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe đâu đó người tiêu dùng than thở mua nhầm cá nuôi về ăn. Bởi, từ khi nguồn lợi thủy sản nước ngọt trở nên khan hiếm thì “ma trận” cá nuôi và cá đồng càng diễn biến phức tạp, với nhiều chiêu thức bày bán rất tinh vi, nên người dân dễ bị tiểu thương móc túi hơn.

Kinh nghiệm chọn mua thủy sản đồng quê

Theo bà Huỳnh Thị Út, ở khu vực 3, phường I, thành phố Vị Thanh: Để tránh mắc sai lầm, bà thường nhìn bề ngoài của các loài thủy sản. Nếu cá lóc đồng, bà chọn những con từ 300 gram trở lên, màu vẩy hơi sẫm đen, đầu ngắn tròn, mình thon, cá nhảy mạnh; cá trê vàng thì mua những con có đầu tròn, đuôi nhỏ. Chỉ chọn mua lươn có thân không bị xước và chỉ máu xuất hiện ở bụng, màu da vàng sẫm, có dấu hiệu đừ và phù mang; còn ếch đồng đầu to, có bụng nhỏ, chân dài, thịt chắc; bởi ếch nuôi bụng bự, đùi to, ngắn, da ngả vàng.

CHÍ CÔNG

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang