• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cưỡng chế lồng, bè trái phép trên sông Quán Trường

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 24/08/2016
Ngày cập nhật: 28/8/2016

Sau nhiều lần gia hạn, ngày 24-8, Ban quản lý (BQL) dự án các công trình giao thông thủy lợi tỉnh cùng các lực lượng chức năng của TP. Nha Trang tiến hành cưỡng chế lồng, bè nuôi trồng thủy sản trái phép trên sông Quán Trường.

Người dân chấp hành

Kế hoạch cưỡng chế được BQL dự án các công trình giao thông thủy lợi tỉnh chủ trì. Đây là đơn vị chủ đầu tư Dự án Chỉnh trị hạ lưu sông Tắc - sông Quán Trường. Cùng phối hợp cưỡng chế còn có các lực lượng của TP. Nha Trang như: Công an, Thanh niên xung kích, UBND các xã, phường.

Huy động nhiều lực lượng để tháo dở bè nuôi vẹm

Trực tiếp chỉ huy việc cưỡng chế, ông Lê Thành Trực - Phó Trưởng BQL dự án các công trình giao thông thủy lợi tỉnh cho biết, từ tháng 3 đến nay, đơn vị cũng như UBND TP. Nha Trang đã nhiều lần thông báo yêu cầu người dân tự tháo dỡ lồng bè nhưng nhiều người không chấp hành. Vì thế, các đơn vị buộc phải tổ chức cưỡng chế.

Từ sáng sớm, việc cưỡng chế diễn ra khá thuận lợi. Chủ đầu tư thuê 3 xe cẩu cùng gần 30 lao động phổ thông tháo dỡ các lồng, bè. Trong lúc các lực lượng tổ chức cưỡng chế, nhiều người dân cũng có mặt để tự tháo dỡ lồng bè của mình. Ông Trần Ngọc Hước (thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Thái) cho biết, gia đình ông đã làm lồng, bè nuôi vẹm tại đây từ 2 năm nay. Tuy công việc phải ngâm mình dưới nước khá vất vả nhưng đem lại thu nhập khá để trang trải cuộc sống. Ông Hước cho biết, do ông không đọc báo, không xem ti vi nên không biết thông báo yêu cầu người dân tự tháo dỡ. Nay biết bị cưỡng chế, ông cùng nhiều người dân khác chấp hành, tự tháo dỡ để tận dụng các cây tre, lưới cước. “Khúc sông này mấy năm qua cho chúng tôi thu nhập. Bây giờ không được nuôi trồng nữa, chúng tôi không biết làm gì để sinh nhai”, ông Hước chia sẻ.

Hơn 1.000 lồng bè sẽ bị tháo dỡ, tiêu hủy

Bà Huỳnh Thị Thủy (thôn Vĩnh Xuân) cho biết, từ mấy tháng nay, bà cùng nhiều hộ trong thôn đã biết thông báo yêu cầu tự tháo dỡ, nhưng do đã đầu tư gần 200 triệu đồng để làm các lồng, bè nên các hộ ráng đợi để thu hồi vốn. “Mấy lần thông báo rồi nhưng vì chúng tôi xót của nên cứ để thu hoạch thêm”, bà Thủy nói.

Ông Hước, bà Thủy cùng nhiều người dân có lồng bè bị cưỡng chế đều mong muốn được tiếp tục nuôi trồng, khi dự án thi công đến đâu thì họ tự tháo dỡ đến đó để hoàn trả mặt nước cho dự án.

Tăng cường quản lý sau giải tỏa

Theo lãnh đạo BQL dự án các công trình giao thông thủy lợi tỉnh, khu vực người dân đang nuôi vẹm nằm trong phạm vi của công trường Dự án Chỉnh trị hạ lưu sông Tắc - sông Quán Trường. Đây là địa bàn giáp ranh của 4 địa phương: Phước Long, Phước Hải, Phước Đồng và Vĩnh Thái. Người dân không chỉ làm lồng bè thả trên sông, mà còn làm các lán trại để trông coi. Đã có lúc số lượng lồng bè lên đến hơn 2.200 ô bè, ken dày cả mặt sông. Sau nhiều lần cơ quan chức năng thông báo, nhiều người đã tự tháo dỡ, một số hộ khác thì bỏ lồng bè và không tiếp tục sản xuất. Đến khi cưỡng chế, số lồng bè chỉ còn lại khoảng 1.200 ô.

Dự án Chỉnh trị hạ lưu sông Tắc - sông Quán Trường được đầu tư nhằm thoát lũ và cải tạo cảnh quan khu vực phía tây thành phố. Về lâu dài, khu vực này không được quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Việc người dân nuôi trồng không chỉ gây cản trở dòng chảy thoát lũ, gây ô nhiễm môi trường, mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp mặt nước giữa các hộ, dẫn đến mất an ninh trật tự tại địa phương.

Dự kiến, việc cưỡng chế sẽ kết thúc vào ngày 26-8. Sau đó, các đơn vị thi công sẽ tiến hành nạo vét lòng sông, kè 2 bờ đê bằng bê tông. Do sử dụng các xà lan, tàu để nạo vét cần phải có luồng vào nên không thể đáp ứng được nguyện vọng của người dân là thi công đến đâu hoàn trả mặt nước đến đó.

Sau khi tháo dỡ xong, BQL dự án các công trình giao thông thủy lợi tỉnh sẽ phối hợp với UBND các xã, phường quản lý mặt nước, không để người dân tái lấn chiếm. BQL cũng đã thành lập một tổ xử lý nhanh các trường hợp tái lấn chiếm. “Không để người dân tái lấn chiếm là trách nhiệm của chúng tôi cũng như các địa phương. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân, chúng tôi sẽ quyết liệt hơn trong xử lý vấn đề này”, ông Trực cho biết.

LƯU KHÁNH

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang