• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao không thể khẳng định hải sản nhiễm phenol là không an toàn?

Nguồn tin: Báo Chính Phủ, 25/08/2016
Ngày cập nhật: 27/8/2016

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, các chỉ tiêu xét nghiệm thủy sản để đánh giá an toàn thực phẩm (ATTP) chủ yếu là các kim loại nặng, còn cyanide và phenol không phải chỉ số đánh giá về ATTP.

Nhưng không công bố mẫu thủy sản phát hiện phenol, cyanide thì liệu người dân ăn có an toàn hay không?

Ngày 24/8, Bộ Y tế công bố các kết quả xét nghiệm mẫu thủy hải sản lấy vào tháng 7 và tháng 8 tại 4 tỉnh miền Trung gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế. Theo đó, số mẫu cá không bảo đảm ATTP đã giảm, chủ yếu là không đạt về chỉ tiêu kim loại nặng.

Cụ thể, tháng 7 lấy 27 mẫu kiểm nghiệm thì chỉ phát hiện 7 mẫu không bảo đảm ATTP, đến ngày 19/8 chỉ phát hiện 1 trong số 18 mẫu kiểm tra có lượng cadimium vượt ngưỡng.

Tuy nhiên, ngay sau đó có xuất hiện một văn bản về kết quả kiểm nghiệm 9 mẫu cá và ghẹ lấy tại Hà Tĩnh ngày 5/8 có 1 mẫu lượng cadimium vượt ngưỡng (chính là mẫu mà Bộ Y tế công bố) và 5 mẫu nhiễm cyanide, 3 mẫu nhiễm phenol. Các kết quả xét nghiệm công bố không đồng nhất này khiến nhiều người hoang mang.

Trao đổi với báo chí, Cục trưởng ATTP Nguyễn Thanh Phong cho biết, để khẳng định thủy hải sản an toàn hay không phải căn cứ vào các chỉ tiêu xét nghiệm, chủ yếu là các kim loại nặng, còn cyanide và phenol không phải chỉ số đánh giá về ATTP. Các chỉ tiêu này được đưa ra nhằm mục đích quan trắc, tham khảo, đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường biển, chứ không phải chỉ số đánh giá, kết luận về ATTP.

Vì thế, không thể nhìn vào mẫu kiểm nghiệm phát hiện phenol, cyanide để nói hải sản không an toàn.

“Chúng tôi đã 4 lần làm việc với các tổ chức quốc tế đề nghị hỗ trợ, cung cấp quy định về phenol trong thực phẩm, nhưng cả WHO, FAO đều khẳng định, thế giới không quy định giới hạn các chất này trong thực phẩm”, ông Phong cho biết.

Cũng theo Cục trưởng ATTP, về nguyên tắc, đã là vùng biển có sự cố, khi sự cố chưa được khắc phục triệt để thì không nên sử dụng các thủy hải sản tại đấy, không cần chờ kết quả xét nghiệm. Kể cả khi môi trường đã được khôi phục, nước biển đạt quy chuẩn để tắm, nhưng chưa chắc hải sản đã an toàn.

Vì thế, ngành y tế vẫn đang tiếp tục theo dõi chất lượng thủy sản, lấy mẫu số lượng lớn và rộng hơn để kiểm nghiệm, từ đó đánh giá độ an toàn hải sản ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do thảm họa ô nhiễm môi trường từ hoạt động xả thải của Công ty Formosa.

Ông Phong cũng cho biết, khi các mẫu thủy hải sản cho kết quả kiểm nghiệm nhiễm phenol, cyanide thì các cơ quan chức năng vẫn cần quan tâm về chất lượng môi trường khu vực. Vì vậy, ông đề nghị Bộ NN&PTNT nên có khuyến cáo cụ thể với người dân rằng vùng biển nào đã được xác định an toàn và vùng nào chưa.

Cũng theo thông tin từ Cục ATTP, nghiên cứu trên thế giới, liều phenol gây chết 50% số chuột thí nghiệm ở mức 300-600 mg/kg thể trọng, tức lượng độc chất rất lớn. Trong khi đó các thực phẩm tự nhiên thường tồn tại lượng phenol nhất định. Cơ quan quản lý thực phẩm châu u nghiên cứu cho thấy, hàm lượng phenol vào cơ thể người qua thực phẩm hằng ngày là 0,18 mcg/kg thể trọng là an toàn.

Cục trưởng Cục ATTP khẳng định, cuối tháng 8 đầu tháng 9 này, Bộ Y tế sẽ công bố khảo sát chất lượng cá trên quy mô lớn để người dân biết. Tuy nhiên, nếu đầu tháng 9 khi công bố kết quả xét nghiệm thủy hải sản vẫn chưa đạt các chỉ số an toàn thì vẫn tiếp tục khuyến cáo người dân chưa nên sử dụng.

Cyanide là một trong số những chất được coi là độc nhất. Nó ngăn cản tế bào không sử dụng được oxy. Thông thường liều gây chết của cyanide chỉ khoảng 200-250 mg. Ở một số thực phẩm tự nhiên có thể có cyanide nồng độ thấp gây độc như sắn (gây say sắn) hoặc măng, nhân hạt mơ, hạt mốc.

Các công nghệ khai thác vàng, tẩy rửa kim loại là những ngành thường dùng hóa chất cyanide. Khi gây ô nhiễm ra môi trường thì các vi khuẩn sẽ phân hủy cyanide thành NH3 không còn độc. Nhưng nếu ô nhiễm nhiều, vi khuẩn không phân hủy kịp sẽ gây độc.

Phenol gây độc chủ yếu qua tiếp xúc, gây bỏng, loét. Phải tiếp xúc với số lượng lớn như đánh đổ cả lọ hóa chất vào da, hay uống trên 2-5 g phenol mới gây nguy hiểm. Còn ở nồng độ rất nhỏ thì độc tính không rõ ràng nên quy chuẩn trong thực phẩm chưa được xác lập.

Theo Báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế do Bộ TN&MT công bố ngày 22/8, hàm lượng cyanide trong nước tháng 5/2016 dao động từ 0,002-0,1 mg/l, lớn hơn nhiều so với tháng 6 (giá trị cao nhất là 0,002 mg/l) và đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN.

Riêng thông số tổng phenol trong nước biển, tháng 5 hầu như không phát hiện được, hoặc có giá trị thấp (2-10 mg/l). Tuy nhiên, đến tháng 6, hàm lượng tổng phenol trong nước có tăng lên và có 2,7% số mẫu vượt giới hạn cho phép, chủ yếu là mẫu tầng đáy.

Đến thời điểm hiện nay (kết quả quan trắc kiểm chứng trong tháng 8), hàm lượng tổng phenol trong nước biển đã giảm đến giá trị nhỏ hơn giới hạn cho phép.

Thúy Hà

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang