• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Thắc thỏm” đợi lũ về

Nguồn tin: Báo An Giang, 25/08/2016
Ngày cập nhật: 26/8/2016

Mùa lũ là “mùa làm ăn” của nhiều người, nhất là những hộ nghèo vùng nông thôn, nhưng năm nay thì không hẳn vậy. Gần hết tháng 7 âm lịch nhưng con nước đầu nguồn vẫn chưa về đến và cơ hội kiếm sống của cư dân vùng này ngày càng bị thu hẹp. Từng ngày, mọi người “thắc thỏm” mong đợi lũ về.

Nguồn lợi thủy sản sụt giảm

“Đã gần hết tháng 7 âm lịch rồi, mà con nước đầu nguồn ngã ba Dung Thăng (ngã ba Phú Hội, Vĩnh Hội Đông giáp biên giới Campuchia) vẫn chưa nhảy khỏi bờ. Nhiều hộ dân ở đây trông ngóng lũ như “đợi mẹ” đi chợ về. Bởi lũ nhỏ như hiện nay thì ốc, cua còn khan hiếm nói chi đến cá, tôm” - ông Nguyễn Văn Quá (77 tuổi, ngụ ấp Phú Nhơn, xã Phú Hội, An Phú) ngồi vá manh lưới rách, cho biết. Trong ký ức của ông và nhiều thế hệ sống ở đây, khi lũ tràn về là tôm, tép, cá linh, cua, ốc đầy đồng. Vậy mà giờ đây, hình ảnh ấy đang lùi dần vào quá khứ, lượng cá sụt giảm đến bất ngờ và người nghèo phải “thắc thỏm” đợi lũ về để kiếm sống từ việc chài, lưới mưu sinh.

Gần trọn đời người từng sống chung với lũ, lão nông Hồ Văn Mến, 76 tuổi, gắn bó với ốc đảo “Gò Đồn” (ấp Phú Nhơn, xã Phú Hội) hiểu về lũ như người bạn thâm giao. Thế nhưng nhiều năm qua, đặc biệt là năm nay, diễn biến của lũ khiến ông không thể nào đoán được. Chỉ con nước, ông cho biết, năm nay nước còn thua cả năm ngoái. “Mực nước thấp nên cá linh ít, đánh bắt đã khó mà giá bán chỉ 10.000 đến 20.000 đồng/kg”- anh Lê Văn Kha, ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hội Đông (An Phú) than thở. Không chỉ có anh Khá buồn vì thất thu mùa cá, mà ông Nguyễn Văn Nhựt, người cùng xóm cũng nói như tự than trách: “Tôi đã chuẩn bị mấy chục cái lợp cùng lưới 3 phân để chờ con nước lên là giăng, đặt, nhưng tới giờ này nước dưới sông đã “cầm” lại, chỉ còn nước đi Bình Dương.

“Do lượng nước mỗi năm một ít đi nên lượng cá cũng ít theo, đến cua, ốc, điên điển, rau muống, bông súng- những thứ trước đây đầy đồng, thì nay cũng không dễ kiếm. Trước đây, ở ngã ba Dung Thăng này có đến hàng chục miệng đáy, nay chỉ còn lại 4” - anh Nguyễn Phước Hảo, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Phú Hội cho biết.

Vẫn tìm kế mưu sinh

Do nước lũ nhiều năm gần đây về thấp nên cư dân các xã đầu nguồn An Phú tìm đủ cách để mưu sinh. Mô hình thu hút lao động nông nhàn và làm ăn hiệu quả của chị Lê Thị Gương (ba Gương) ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông là một thí dụ. Người chủ vựa này, sau khi tìm được thị trường, đã bắt mối với một bạn hàng Campuchia hàng ngày chuyển cho mình hàng chục tấn cua. Nơi đây, hàng tháng qua, số nhân công đã lên ba, bốn chục người/ngày, nào là vận chuyển, tách, rửa, xay và cho cua vào bao, vào bọc… Cứ 2 kg cua nguyên liệu sau khi tách, làm sạch và xay nhuyễn còn 1 kg thành phẩm, bán giá trên 50.000 đồng/kg. Chị Gương tâm sự: “Loại thực phẩm này được người Hà Nội, Sài Gòn rất ưa thích, trễ một, hai ngày là họ kêu réo. Tôi phải có xe vận chuyển, rồi cho cua đi máy bay, dù cước phí cao nhưng vẫn kiếm ăn được”.

“Dù chưa hết công suất nhưng mỗi ngày, tôi vẫn tách được khoảng 60 - 80 kg, kiếm được khoảng 160.000 đồng. Với mấy chú thanh niên, tùy theo công việc, thời gian lao động, bình quân mỗi tháng, mỗi người thu nhập từ 3-4 triệu đồng”- chị Nguyễn Kim Thanh, người làm công nhiều năm cho chị Gương thông tin. Với nhiều người khác, ngoài đặt lợp cua, bắt ốc, tép, cá thường kéo nhau đến gần biên giới giăng câu, lưới, đánh bắt cá. “Trước đây, đa số bà con ven biên sang bên kia biên giới đánh bắt thủy sản, nhưng gần đây phía bạn thắt chặt việc quản lý khai thác trong ba tháng đầu mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm) nên số người đi ít hơn và thường đi gần. Ngoài hướng dẫn phải tuân thủ quy định của nước bạn Campuchia, chúng tôi đang phối hợp tìm các biện pháp giải quyết việc làm, đồng thời khuyến cáo bà con mở rộng nuôi trồng thủy sản, hoa màu và chăn nuôi để bảo đảm cuộc sống” - Chủ tịch UBND xã Phú Hội Bùi Thanh Sơn cho biết.

Sau nhiều năm chịu tác động từ biến đổi khí hậu và nhiều tác động khác…, lượng thủy sản tự nhiên trong mùa lũ ngày càng sụt giảm, đời sống người dân vùng đầu nguồn ngày thêm khó khăn. Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản An Giang, trong 10 năm qua, lượng thủy sản khai thác trong tự nhiên đã sụt giảm đến 60%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng cơ bản là do “đất sống” của cư dân vùng đầu nguồn đang bị thu hẹp. Do đó, giải pháp theo hướng chủ động phân bố vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, sản xuất hoa màu và giải quyết lao động là một phương án cần phải tính trong tương lai.

NGUYỄN RẠNG

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang