• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kiếm “lộc” đầm phá

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 17/08/2016
Ngày cập nhật: 18/8/2016

Sau nghề đánh bắt cá tôm, vào dịp hè, người dân ven phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) lại mưu sinh bằng việc lặn vớt rau câu. Đây là nghề giúp người dân kiếm thêm nguồn thu nhập không nhỏ.

Đầu ra của rau câu đã có nhiều thương lái bao tiêu

Dầm nước, dang khô

Vầng đông ló dạng, những ngư dân ở thôn Kế Sung, xã Phú Diên (Phú Vang) í ới nhau xuống phá vớt rau câu. Chẳng dụng cụ xách mang kệ nệ như nghề đánh bắt cá, họ chỉ quan tâm cái dạ dày đủ no là chống thuyền rời bến. Mỗi người chọn một hướng, nhưng kinh nghiệm cứ tìm điểm nào có làn nước màu đen là dừng thuyền lặn vớt. Rau câu ở đó nằm từng mảng và dày. Chỉ cần tìm đến 3 đến 4 điểm như vậy là trong ngày đã có “lộc”. Bà Lê Thị Thu, 60 tuổi, xã Phú Diên chia sẻ: “Nghề ni là “lộc” đầm phá ban, không mất công nuôi trồng, đến mùa là đi lặn vớt. Trung bình một buổi vớt, phơi nắng, mỗi người thu được 40 - 50kg khô. Tính giá 3.000 đồng/kg như hiện nay cũng được khoảng hơn 150 nghìn đồng, đủ chi phí trong thời buổi gặp khó”.

Kinh nghiệm của bà Thu, rau câu thường xuất hiện nhiều ở phá Tam Giang vào tháng 3 đến tháng 8 (âm lịch). Những năm nắng nóng kéo dài, rau câu xuất hiện dày và nhiều hơn, nên bà con trong vùng tham gia đông. Tuy vậy, có những năm mưa đến sớm, rau câu ít xuất hiện. Nếu có, lại xen với các rong tảo khác. Những thời điểm như thế, để kiếm được rau câu, người dân phải dò dẫm, lặn ngụp xuống làn nước sâu. “Khi ở môi trường nước sâu, lặn rau câu, tay chân có cảm giác nhám, còn các thứ rong tảo khác thì cảm giác trơn hơn. Nói chung quen rồi, nên dễ nhận biết”- bà Thu mách kinh nghiệm.

Vợ chồng anh Lê Viết Thiện, người cùng thôn bà Thu theo nghề vớt rau câu ngót gần 20 năm. Bình quân mỗi ngày, vợ chồng anh vớt được 1 thuyền khoảng 4 - 5 tạ. Có hôm đi thuyền lớn được hơn 6 tạ, nhưng phải ngâm mình giữa phá từ sáng sớm đến chiều tối. Có khi phải xuôi về tận cửa biển Tư Hiền. “Tính tạ nghe to rứa, chứ phơi khô 1 tạ tươi chỉ còn lại khoảng 0,5 - 0,6 tạ khô. Với giá thương lái mua tại chỗ 3.000 đồng/kg, tính ra mỗi ngày kiếm được 500 - 600 ngàn đồng; bao gồm cả công nhặt sạch, phơi khô”, anh Thiện nhẩm tính. Theo lời anh Thiện, không phải ngày nào, cũng có “lộc”, không ít bữa, nhiều người phải trở về mặt mày giống như “bánh bao chiều”.

Chị Phan Thị Hiền, vợ anh Thiện cho biết, sau khi rau câu được tập kết vào bờ, để nhập cho thương lái, rau câu phải được làm sạch, phơi khô. Phơi rau câu giống như phơi lúa, không được để mắc mưa, nếu không rau câu rã ra thì xem như công dã tràng. Về đầu ra của rau câu, chị Hiền nói: “Bán tiền tươi. Mình chỉ lo có sản phẩm chứ hàng tuần ở địa phương luôn có thương lái đưa xe lớn về chở đi nhập các tỉnh trong nam, ngoài bắc...”

Giữ “lộc” cho đầm

Theo tìm hiểu, thời gian gần đây không chỉ các loại thủy sản có giá trị “hồi sinh” trên đầm phá nhờ có khu bảo vệ thủy sản hoạt động hiệu quả, sắp xếp lại nò sáo mà môi trường thủy sinh cũng được cải thiện, rau câu xuất hiện với mật độ nhiều hơn trước. Nhiều người dân đi vớt rau câu rất ý thức gìn giữ, tái tạo để rau câu phát triển, còn hái vào những mùa sau. Tuy nhiên, có nhiều ngư dân sau sự cố ảnh hưởng môi trường biển đã bắt đầu chuyển hướng “mạnh ai nấy làm”. Do đó việc giữ sạch đầm để rau câu phát triển ổn định đang trở thành nỗi âu lo, trăn trở của bà con bao năm gắn bó với nghề kiếm “lộc” trời cho.

Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh cho biết, môi trường đầm phá Tam Giang hiện nay đã giao chi hội nghề cá ở từng địa phương quản lý mặt nước, nên việc khai thác rau câu đã được quản lý có trật tự, bài bản, không khai thác mang tính tận diệt mà phải khai thác có chọn vùng, chọn hộ có nhu cầu đăng ký. Từ những hoạt động tích cực đó, gần đây, rau câu xuất hiện trên đầm khá nhiều; trong đó có loại rau câu chỉ vàng. Tại thời điểm này, rau câu là mặt hàng có đầu ra ổn định, nhiều thương lái đã đến thu mua với số lượng lớn. Tuy nhiên để duy trì được nghề, các địa phương trong vùng cần chủ động tuyên truyền bà con khai thác đúng cách, không được dùng cào lớn vớt rau câu gây khuấy động tầng nước đáy trên phá; tuân thủ quy định của chi hội nghề cá về thời gian, địa điểm khai thác...

HOÀI NGUYÊN

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang