• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm sao vực dậy “kho báu” trên dòng Cửu Long?

Nguồn tin: Báo An Giang, 12/08/2016
Ngày cập nhật: 15/8/2016

Những khó khăn của nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra hiện nay là hệ quả của quá trình dài hoạt động tự phát, không theo quy hoạch, thiếu liên kết giữa người nuôi - doanh nghiệp (DN) và chính những DN với nhau. Để “kho báu” trên dòng Cửu Long không mất giá trị một cách oan uổng, những tồn tại của ngành cá tra phải được xử lý dứt điểm. Nhà nước cần có chế tài để giữ chân những người thật sự có tâm, làm ăn đàng hoàng; kiên quyết loại bỏ những DN làm ăn chộp giựt, vì lợi ích cục bộ trước mắt.

Cần tổ chức lại sản xuất để vực dậy giá trị cá tra

Mừng hụt

Sau thời gian dài thua lỗ triền miên, uể oải với nghề nuôi cá tra thì khoảng 4 tháng đầu năm nay, những người từng gắn bó với loài cá gần như là đặc ân của ĐBSCL bỗng sống lại hy vọng khi nhiều thương lái đua nhau tìm đến tận hầm, mua cá giá cao. “Bình thường, cá quá lứa chỉ có thể bán cá chợ giá rẻ nhưng họ mua hết, không cần lấy mẫu thử, kiểm tra chất lượng gì cả. Cá quá lứa mà bán được 23.000 – 24.000 đồng/kg, còn “ngon ăn” hơn cá đạt chuẩn. Thấy thương lái tranh nhau mua cá tra, không ít người lại mạo hiểm vay vốn, đầu tư thả nuôi trở lại. Giờ đây, những ai đang nuôi như ngồi trên đống lửa bởi giá cá tra sụt giảm liên tục từ tháng 5 đến nay. Hiện tại, giá chỉ còn 18.000 – 19.000 đồng/kg. Nếu mức giá này vẫn duy trì, người nuôi lỗ ít nhất 3.000 đồng/kg, chưa kể lãi suất cao trong trường hợp vay nóng” – ông N.V.T, người nuôi cá tra lâu năm ở xã Hòa Lạc (Phú Tân), chia sẻ.

Nông dân mừng hụt bởi chiêu trò của thương lái Trung Quốc đã đành, không ít DN chế biến thủy sản cũng nuốt phải “trái đắng” khi làm ăn với họ. “Không thể cạnh tranh thu mua bởi thương lái Trung Quốc đẩy giá lên quá cao, một số DN chuyển sang chế biến gia công cho họ. Đối với cá nguyên liệu tồn kho, DN Trung Quốc chấp nhận mua để xuất qua đường tiểu ngạch nhưng phải bán gối đầu, nhận hàng đợt sau mới thanh toán đợt trước. Sau vài lần thanh toán đàng hoàng thì họ dây dưa không chịu trả, chuyển sang mua gối đầu ở DN khác. Dù biết vậy nhưng một số DN vẫn “đạp giá” xuống thấp, tranh nhau bán cho DN Trung Quốc bởi xuất khẩu qua chính ngạch rất khó khăn. Thế là DN Trung Quốc càng ép giá, “ngâm” tiền không trả. Chiêu trò này không mới nhưng vì tự cạnh tranh, phá giá nhau, DN trong nước cứ bị thiệt hại hoài. Không riêng gì Trung Quốc, ở các thị trường khác, DN mình vẫn cứ “đạp giá” giành đơn hàng, để DN nhập khẩu được lợi” – một chủ DN xuất khẩu cá tra ở huyện Châu Thành ngao ngán.

Cần “nhạc trưởng”

“Nói về con cá tra có thể coi là “kho báu” sống của vùng ĐBSCL. Cá tra có phẩm chất thịt thơm ngon, nhiều dinh dưỡng, được các nước trên thế giới ưa chuộng. Đây là loài cá gần như độc quyền của vùng ĐBSCL khi mà các nước khác không nuôi được. Vậy mà DN mình cứ tranh nhau ép giá xuống sát đáy, thậm chí bán lỗ để có đơn hàng. Kèm theo đó là chất lượng thịt cá không đảm bảo, tỷ lệ mạ băng gian dối, gây tiếng xấu cho cá tra Việt Nam ở một số thị trường, lại còn mang tiếng bán phá giá” - ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm HTX thủy sản Châu Phú, người gắn bó nhiều năm với nghề nuôi cá tra, bức xúc. Ông Nguyên kể, lúc có dịp sang Mỹ, những DN nhập khẩu nói thẳng với đoàn của Việt Nam: “Cá tra Việt Nam ngon, bán 10 USD/kg cũng được nhưng phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo thu nhập cho người nuôi, công nhân chế biến, bảo vệ môi trường. Dân Mỹ đâu cần ăn cá giá rẻ nhưng không hiểu sao DN Việt Nam cứ thích tự hạ giá xuống, thậm chí xuống còn dưới 3 USD/kg, không tương xứng chút nào với giá trị cá tra”.

Những khó khăn của con cá tra hôm nay là hệ quả của phong trào “nhà nhà nuôi cá, người người mở DN xuất khẩu cá tra” hơn chục năm trước, thời “hoàng kim” của con cá tra. Việc không kiểm soát được vùng nuôi khiến cung vượt cầu, chất lượng không đảm bảo. Những DN không có thực lực, chủ yếu lệ thuộc vốn vay ngân hàng nhanh chóng đuối sức khi thị trường cá tra chùn xuống. Thế là, để có đơn hàng xuất khẩu, để có tiền trả nợ ngân hàng, trả lương công nhân, DN lại cạnh tranh thiếu lành mạnh bằng cách liên tục hạ giá bán khiến giá nguyên liệu rớt theo, người nuôi thua lỗ. Theo ThS. Trần Hoài Giang, Phân viện trưởng Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam, muốn tháo gỡ khó khăn cho con cá tra, khơi dậy đúng giá trị của nguồn lợi do thiên nhiên ưu đãi cho ĐBSCL, cần quy hoạch bài bản từ vùng nuôi, cơ sở sản xuất giống, hệ thống nhà máy chế biến, xây dựng chuỗi liên kết giá trị. Đồng thời, phải có “nhạc trưởng” do Chính phủ cử ra đủ sức tập hợp DN xuất khẩu ngồi lại với nhau mở rộng thị trường, định ra giá sàn xuất khẩu để cả người nuôi và DN đều có lời. Khi DN Việt Nam đoàn kết, DN nhập khẩu sẽ không dám ép giá bởi họ không thể đi nơi khác tìm mua cá tra.

“Tôi thấy mục tiêu phấn đấu phát triển và ổn định diện tích nuôi cá tra vào năm 2020 là khoảng 1.430 héc-ta có DN liên kết tiêu thụ mà tỉnh An Giang đặt ra là hợp lý. Cùng với đó là quy hoạch các nhà máy chế biến có công suất phù hợp với sản lượng của tỉnh. Điều quan trọng là Chính phủ cần hỗ trợ xây dựng “liên kết cấp vùng” để tiến đến quản lý số lượng, chất lượng cá tra và xây dựng thương hiệu cá tra. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các các tỉnh có quy mô nuôi cá tra xuất khẩu lớn để cân đối cung cầu, mang lại lợi ích cao nhất cho nông dân và DN” – ThS. Trần Hoài Giang đề nghị.

NGÔ CHUẨN

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang