• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá đồng cạn kiệt

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 08/08/2016
Ngày cập nhật: 10/8/2016

Giá cao, dễ tiêu thụ nên không ít người dân nông thôn trong tỉnh Hậu Giang tìm đủ mọi cách để khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản tự nhiên, khiến cho lượng cá đồng cạn kiệt từng ngày.

Kéo lưới mùng bắt cá lòng ròng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy kiệt nguồn lợi thủy sản.

Ghi nhận tại một số chợ trung tâm huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh như Nàng Mau, Cây Dương, Long Mỹ, Vị Thanh thì lúc nào khu bán cá cũng nhộn nhịp kẻ mua người bán.

Được giá, hút hàng

Bà Trịnh Thị Thu Ba, tiểu thương bán cá ở chợ Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, thông tin: “Không chỉ vào những dịp lễ, tết mà ngay cả ngày thường, chợ này thường rộn rã, náo nhiệt. Đặc biệt, dãy bán cá luôn thu hút khách hơn so với các dãy bày bán thực phẩm khác. Hiện giá cá đồng ngày một tăng nhiệt, do nhu cầu của người tiêu dùng nhiều. Cho nên cá đồng tuy có giá bán khá cao, lắm lúc hơn gấp rưỡi một ký thịt heo nhưng vẫn đắt hàng như tôm tươi”.

Hiện cá lóc, trê vàng, chạch bùn có giá từ 100.000 - 130.000 đồng/kg; các loại cá mè vinh, rô phi, rô đồng dao động ở mức 30.000 - 45.000 đồng/kg. Riêng một vài loại cá nhỏ như cá phèn sông, chốt, sặc, lòng tong có giá từ 60.000 đồng/kg trở lên, tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với thời điểm 3 - 4 tháng trước. Song đến nay, mặc dù tiết trời đã chuyển hẳn sang mùa mưa, cũng như vào giai đoạn mùa sinh sản của cá đồng, nhưng lúc này sản lượng cá đồng được bày bán tại các chợ trung tâm huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh khá ít ỏi.

Vừa bán xong rổ cá ở chợ Nàng Mau, chị Lâm Thị Luyến, ở ấp 5, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tâm sự: “Thông thường sau những cơn mưa to là chồng tôi bắt đầu đi giăng lưới kiếm cá, trung bình một buổi giăng nhiều lắm được khoảng 5kg cá chốt, cá sặc, giảm nhiều so với vài năm trước. Số cá này, tôi trực tiếp mang ra chợ bán lẻ rất nhanh, thay vì cân cho thương lái. Bởi xu hướng người tiêu dùng bây giờ thích ăn cá nhỏ hơn cá lớn”. Theo chị Luyến, chỉ cần chịu khó bỏ thời gian ngồi bán tại chợ thì có thể tăng thêm lợi nhuận đáng kể, ít nhất là từ 7.000 đồng/kg.

Khai thác quá mức

Chính vì giá cá đồng hấp dẫn nên không ít người dân địa phương đã sử dụng các dụng cụ cấm khai thác như lưới mắt nhỏ, thậm chí xung điện để tận thu cá lớn lẫn cá bé. Đang hì hục kéo lưới mùng, anh H., ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Bắt cá kiểu này may rủi lắm! Vì lưới ngắn nên chỉ lợi dụng thời tiết nắng nóng, cá, tép gom xuống ao, mương trên ruộng rồi kéo lưới bắt cá bán kiếm thêm thu nhập”. Trên thực tế, để bắt được cá, anh H. phải chuẩn bị chu đáo từ phương tiện đi lại cho đến các dụng cụ đựng cá như can nhựa (từ 30 lít trở lên) để giữ cho cá sống, bán giá cao.

Mỗi chuyến đi như vậy thường kéo dài cả ngày, anh H. thu về chừng 3 - 4kg cá con, chủ yếu là cá lòng ròng, rô bí, cá sặc, kể cả tép. Bên cạnh kéo lưới, không ít hộ còn dùng xung điện, lờ dây, lọp lưới để bắt cá một cách vô tội vạ. Theo anh D., người lén lút sử dụng xung điện ở ấp 1, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ hơn 4 tháng qua, do xung điện có công suất tương đối lớn nên với khoảng cách cả thước, khó con cá nào chạy thoát được. “Biết rằng cách làm của tôi là không đúng, làm phá hủy nguồn lợi thủy sản tự nhiên, nhưng nghề nghiệp chính của gia đình là trồng và cắt lục bình mướn trên sông nay đã không còn, vì đợt hạn, mặn lịch sử vừa qua. Do đó, để bươn trải kinh phí chăm lo cho cả nhà, buộc lòng tôi phải làm liều, mặc cho mọi hiểm nguy rình rập”, anh D. phân trần.

Ông Nguyễn Thành Đông, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh, nhận định: Cứ vào mùa mưa là tình hình khai thác cá non của người dân lại xảy ra. Tuy nhiên, năm nay đã giảm đi rất nhiều so với mọi năm. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nhằm siết chặt hoạt động thu gom, mua bán cá con, dụng cụ khai thác thủy sản không phù hợp với pháp luật; đồng thời triển khai kế hoạch tháo dỡ đăng đáy, chà nò, vó cá trên sông, kênh rạch, kể cả ngoài đồng trong mùa nước nổi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền với mọi hình thức, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức người dân.

Theo cơ quan chức năng tỉnh, trong 7 tháng đầu năm, các địa phương đã vận động người dân giao nộp 33 bộ xuyệt điện và xử phạt 4 trường hợp sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản, với tổng số tiền trên 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, thực hiện 37 cuộc đối thoại, với hơn 1.300 lượt người tham dự nhằm mục đích tuyên truyền về các hoạt động khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, mở 6 lớp tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, có khoảng 300 người tham dự.

CHÍ CÔNG

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang