• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác tôm - lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 25/07/2016
Ngày cập nhật: 2/8/2016

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2015 diện tích nuôi tôm - lúa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 175.000 ha, chiếm 30,5% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn vùng, sản lượng đạt 75.000 tấn, trong đó nhiều nhất là Kiên Giang (77.866 ha), tiếp đến là Cà Mau (42.800 ha), Bạc Liêu (29.400 ha), Sóc Trăng (17.700 ha).

Nuôi tôm - lúa hiện đang phát triển nhanh ở các tỉnh ven biển ĐBSCL do mang lại lợi nhuận cao hơn so với độc canh cây lúa hay tôm từ 15 - 30% vì chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, ít dùng thuốc kháng sinh, tôm tăng trọng nhanh, sản phẩm tôm và gạo sạch.

Hàng năm, 1 héc ta tôm - lúa sản xuất theo hình thức quảng canh truyền thống có thể đạt năng suất tôm từ 200 - 350 kg, lúa từ 2 - 5 tấn, hình thức quảng canh cải tiến có thể đạt năng suất tôm từ 500 - 1.300 kg, lúa từ 5 - 7 tấn. Đây là mô hình được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế và có khả năng mở rộng trong tương lai. Tuy nhiên, canh tác tôm - lúa vùng ĐBSCL cũng đang đứng trước những thách thức, nhất là sự tác động của biến đổi khí hậu như xu thế nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu hơn, mùa khô kéo dài, lượng mưa ít hơn,… trong khi cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp và đáp ứng với mô hình tôm - lúa.

Tham quan mô hình sản xuất tôm - lúa của ông Trần Văn Thiên tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Đứng trước thực trạng trên, ngày 22/7/2016, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Diễn đàn nhằm thông tin đến bà con nông dân những giải pháp và kết quả của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào mô hình canh tác tôm - lúa, gắn kết công tác nghiên cứu và định hướng trong quản lý của các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu với sản xuất vùng ĐBSCL.

Chủ trì Diễn đàn có TS. Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản - Tổng cục thủy sản; Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu.

Diễn đàn thu hút sự quan tâm của 263 đại biểu, trong đó 160 nông dân đang sản xuất tôm - lúa đến từ 7 tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre.

Toàn cảnh Diễn đàn

Tại Diễn đàn, trên 30 câu hỏi của các đại biểu và nông dân về: kỹ thuật canh tác lúa trong điều kiện mặn, các giống lúa phù hợp với mô hình, những giải pháp để rửa mặn, dịch bệnh thường gặp trong nuôi tôm, cách chọn một giống tôm sạch bệnh, hiệu quả thả xen ghép trong nuôi tôm - lúa, cách nhận biết sản phẩm sinh học đạt chuẩn trong nuôi tôm, vấn đề tồn dư độc chất trong tôm thương phẩm, các định hướng chính sách liên quan đến vùng sản xuất tôm - lúa,... đã được Ban chủ tọa, Ban cố vấn trao đổi, giải đáp thỏa đáng.

Qua phần thảo luận, Diễn đàn đã chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong canh tác tôm – lúa. Đó là: Sản xuất tôm - lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên năng suất còn bấp bênh, thiếu ổn định; Kỹ thuật về canh tác tôm - lúa của nông dân còn hạn chế, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm; Năng suất mô hình sản xuất tôm - lúa trong vùng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng; Nguồn giống (giống tôm, lúa chịu mặn) chưa chủ động, chưa đảm bảo chất lượng; Hạ tầng thủy lợi chưa hoàn thiện, kênh cấp, kênh thoát chưa đáp ứng nhu cầu, gây khó khăn trong công tác sản xuất và kiểm soát dịch bệnh; Thiếu sự liên kết, hợp tác của người dân trong từng khu vực và giữa các bên liên quan; Nông dân còn thiếu vốn sản xuất; Tôm thương phẩm chưa có thương hiệu nên người dân chưa nhận được giá trị gia tăng từ sản phẩm.

Đại biểu của tỉnh Sóc Trăng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất tại Diễn đàn

Để khắc phục những tồn tại, khó khăn trên, nhằm phát triển diện tích canh tác tôm - lúa vùng ĐBSCL theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020 là 200.000 ha sản xuất 100.000 tấn tôm, năm 2030 là 230.000 ha sản xuất 125.000 - 150.000 tấn tôm với giá trị có thể đạt 25.000 - 30.000 tỷ đồng, TS Trần Văn Khởi, Quyền GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thay mặt Ban chủ tọa đưa ra những giải pháp sau:

1. Về quản lý

- Quy hoạch phát triển vùng có khả năng phát triển sản xuât tôm - lúa; Xây dựng các dự án đầu tư, nâng cấp, xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ mục đích phát triển sản xuất tôm - lúa.

- Điều chỉnh, bổ sung một số chính sách liên quan đến hỗ trợ nông dân vùng canh tác tôm – lúa như chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Cần có chính sách hỗ trợ tôm giống như lúa, giúp việc chuyển đổi được hiệu quả.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, thuốc và hóa chất sử dụng trên tôm, an toàn trong thu mua và chế biến sản phẩm.

- Định hướng sản xuất lúa, tôm theo hướng nông sản sạch, an toàn, đạt chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn GAP. Xây dựng thương hiệu tôm chất lượng cao, thương hiệu gạo trong vùng sản xuất tôm - lúa.

TS Trần Văn Khởi, Quyền GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết luận Diễn đàn

2. Về kỹ thuật

- Xây dựng quy trình canh tác tôm - lúa, tiến tới xác lập các quy chuẩn cho vùng canh tác nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.

- Nghiên cứu, cải thiện các tác động của thủy triều và xâm nhập mặn, sự thoái hóa đất, nhiễm mặn khó cải tạo.

- Nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng các giống lúa chất lượng, giống lúa ngắn ngày phù hợp với vùng ĐBSCL chịu mặn, chịu phèn tốt, kháng bệnh, năng suất và chất lượng.

- Bố trí thời vụ canh tác hợp lý cho từng vùng và tiểu vùng trên cơ sở dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn, xâm nhập mặn.

- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật (số lần thả giống/vụ, mật độ giống, tôm giống có kích cỡ phù hợp…), chỉ nên sản xuất 1 vụ tôm - 1 vụ lúa/năm.

3. Về công tác phối hợp

- Tuân thủ quy trình sản xuất theo lịch thời vụ của từng vùng; Liên kết thả tôm giống, gieo cấy lúa theo lịch thời vụ của từng vùng;

- Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết (tổ hợp tác, HTX) giúp giảm chi phí mua bán qua trung gian, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp chế biến, nhà đầu tư hỗ trợ nguồn vốn xây dựng thương hiệu.

- UNBD tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh có diện tích canh tác tôm - lúa có chính sách hỗ trợ đồng bộ cho mô hình canh tác tôm lúa như: thủy lợi, giao thông, chuyển giao kỹ thuật, HTX kiểu mới cho vùng sản xuất tôm - lúa; Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu “tôm sạch, gạo hữu cơ”.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của việc canh tác tôm – lúa. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, nhất là quản lý môi trường nước, phòng trị bệnh trên tôm, kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình. Xây dựng điểm trình diễn mô hình sản xuất tôm - lúa để nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Các đại biểu trao đổi kinh nghiệm sản xuất với chủ mô hình canh tác tôm lúa (ông Thiên áo phông trắng, thứ 2 từ trái sang)

Võ Thị Ngọc Thanh - Phan Tuấn (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang