• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất tôm vào Hàn Quốc: Nhiều cơ hội tăng trưởng

Nguồn tin: Báo Công Thương, 03/03/2016
Ngày cập nhật: 6/3/2016

Thủy sản Việt Nam được nhiều người Hàn Quốc biết đến với tính đa dạng và chất lượng cao. Hiện tại, Hàn Quốc cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc, chiếm 7,9% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ có nhiều thuận lợi và kỳ vọng tăng trưởng cao trong thời gian tới nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đã có hiệu lực.

Xuất khẩu tôm vào thị trường Hàn Quốc kỳ vọng tăng trưởng cao nhờ VKFTA

Trong khi xuất khẩu tôm sang các thị trường lớn gặp khó khăn do giá xuất khẩu tôm giảm, nhu cầu yếu, nguồn cung thế giới tăng, thì Hàn Quốc được coi là thị trường thay thế tiềm năng của các DN xuất khẩu tôm Việt Nam. Đến nay,Việt Nam vẫn dẫn đầu về cung cấp tôm cho Hàn Quốc, chiếm gần 49% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của thị trường này.

Đặc biệt năm 2016, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc sẽ có nhiều thuận lợi nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) giữa hai nước đã có hiệu lực. Cụ thể sẽ có 7 dòng thuế khác nhau của tôm Việt Nam đã được xóa bỏ. Hàn Quốc cũng đã cam kết quyết định thực hiện hạn ngạch thuế quan cho 10.000 tấn tôm Việt Nam trong năm đầu tiên, tăng lên 15.000 tấn sau 5 năm với thuế nhập khẩu 0%. Kết quả là, tôm của Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các nước Asean khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia vì Hàn Quốc chỉ cấp hạn ngạch 5.000 tấn cho các nước này.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) dự báo, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong năm 2016 sẽ được cải thiện và sức cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường này cũng tăng nhờ tận dụng lợi thế từ Hiệp định VKFTA.

Ông Han Yong Shin - DN thuộc Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc cho biết người tiêu dùng Hàn Quốc rất chuộng các sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam nhất là tôm vì tiện dụng, mùi vị, quy cách phù hợp... Các DN Việt Nam cũng rất linh động trong việc thực hiện các đơn hàng chế biến theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, theo đánh giá của một số DN xuất khẩu thủy sản thị hiếu tiêu dùng tôm của người Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Nhật Bản và Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong chế biến sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng là lợi thế lớn cho các DN xuất khẩu Việt Nam.

Với sự tăng trưởng chung của thị trường Hàn Quốc sau khi kinh tế dần hồi phục, đặc biệt trong bối cảnh việc đánh bắt, khai thác tại nước này chững lại, Hàn Quốc đã và đang trở thành một thị trường khá ổn định của ngành thủy sản Việt Nam, trong đó có tôm.

Để tận dụng được tối đa những ưu đãi về thuế từ cam kết của Hàn Quốc trong Hiệp định VKFTA, các DN xuất khẩu tôm Việt Nam nên truy cập vào các trang web về biểu thuế, thuế suất các mặt hàng tương ứng của Hàn Quốc và Bộ Tài chính Việt Nam để có được những thông tin chính thống về những ưu đãi trong Hiệp định VKFTA. Bên cạnh đó, DN cũng cần đáp ứng các biện pháp về an toàn thực phẩm, các hàng rào tiêu chuẩn chất lượng, kiểm soát dư lượng kháng sinh…

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2016 xuất khẩu tôm sẽ khởi sắc với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,3 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2015.

Thanh Thanh

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang