• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Xuất khẩu thuỷ sản thêm một năm “lỡ hẹn”

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 25/12/2016
Ngày cập nhật: 26/12/2016

Sau những chướng ngại của chặng đường đầu năm, do ảnh hưởng thời tiết, thị trường, mọi hy vọng đổ dồn vào cú chạy nước rút những tháng cuối năm 2016, song so với kế hoạch 1,3 tỷ USD đã đặt ra, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lại thêm một năm không đạt

Kỳ vọng vào tăng trưởng mạnh của xuất khẩu những tháng cuối năm, nhằm bù đắp tỷ trọng tăng trưởng chậm chạp những tháng đầu năm, tuy nhiên, tháng 11, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 110,2 triệu USD, giảm gần 45% so cùng kỳ năm 2015. Qua 11 tháng của năm, kim ngạch xuất khẩu ước chỉ đạt trên 871,6 triệu USD, đạt 67,05% kế hoạch, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2015. Ước cả năm 2016 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1 tỷ USD, bằng 76,9% kế hoạch.

Nhiều khó khăn

Tổng Thư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau (CASEP) Ngô Thanh Lĩnh nhận định: “Năm 2016, tình hình nuôi, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản hết sức khó khăn, làm cho ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản sụt giảm mạnh. Ðây là tình hình chung của ngành thuỷ sản cả nước, không riêng gì Cà Mau. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra của các nhà nhập khẩu ngày càng gắt gao. Xuất khẩu thuỷ sản vốn đã khó khăn lại chồng thêm khó khăn".

Ông Lĩnh cho biết thêm, thuỷ sản là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực ngư, nông, lâm nghiệp, đạt 9.963 tỷ đồng, chiếm đến 28,4% trong tổng sản phẩm GRDP của tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, xâm mặn gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Ðặc biệt, trong 9.587 ha nuôi tôm công nghiệp, chỉ có 40% diện tích thả nuôi, số còn lại đang cải tạo hoặc treo đầm, do sản xuất kém hiệu quả, người nuôi thua lỗ, không còn vốn để tiếp tục tái đầu tư sản xuất.

Do nhiều khó khăn nên hai năm liền, xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau không đạt chỉ tiêu, kế hoạch.

Từ những khó khăn trên, tổng sản lượng khai thác và nuôi thuỷ sản năm 2016 chỉ ước đạt 480.000 tấn (kế hoạch 530.000 tấn), giảm 4% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tôm ước đạt 156.000 tấn, bằng 83,6% so kế hoạch, giảm 3,3% so với năm 2015. Từ đó làm cho các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu lâm vào tình cảnh thiếu hụt nguồn nguyên liệu, hoạt động khoảng 50% công suất thiết kế. Nguy cơ thiếu hụt hàng cung cấp cho những đơn hàng cuối năm là rất lớn.

Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu vào thị trường truyền thống. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng gần 30% với 232,97 triệu USD, EU tăng 9,47%. Tuy nhiên, các thị trường: Nhật, Canada, Trung Quốc đều giảm sâu so với cùng kỳ, đặc biệt giảm đến 33,6% tại thị trường Úc khi chỉ đạt 45,07 triệu USD.

Chủ động cho vụ mùa mới

Từ những khó khăn, vướng mắc đã được nhận ra, UBND tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục, ngành chức năng và các doanh nghiệp đang quyết tâm cao cho năm mới, để phát triển ngành thuỷ sản giữ vững là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Từ những kết quả mang lại của 175 ha, mô hình nuôi tôm công nghiệp áp dụng quy trình công nghệ cao, năng suất thu hoạch đạt đến 7-8 tấn/ha, hiện UBND tỉnh chỉ đạo ngành chuyên môn hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng quy trình công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất, nhằm thích ứng với diễn biến giá tôm trên thị trường. Trong đó, sẽ chú trọng xây dựng để nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất ngành hàng tôm. Xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, cung ứng giống, thức ăn, vật tư có chất lượng với các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nuôi để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm.

Qua tìm hiểu tại các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh, nhiều hộ dân cho biết sẽ không mở rộng thêm diện tích nuôi tôm công nghiệp mới mà tập trung nuôi đảm bảo đạt hiệu quả với diện tích ao đầm sẵn có.

Hiện nay, giá tôm nguyên liệu đã tăng trở lại, người nuôi có lãi, nhiều hộ nuôi tôm đang tính đến chuyện cải tạo ao, đầm, sửa chữa máy móc để thả nuôi vụ tôm mới. Tuy nhiên, nhiều hộ lại không vốn để tái đầu tư. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, có gần 3.000 ha nuôi tôm công nghiệp đang tạm ngừng nuôi, hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng thuỷ sản khác, nguyên nhân do thiếu vốn, dịch bệnh, chờ giá, nuôi xoay vòng, chờ mùa vụ... Trong đó, nguyên nhân thiếu vốn là chủ yếu, chiếm 81%.

Với 2 đầm nuôi tôm công nghiệp, khoảng trên 6.000 m2 mặt nước, sau 3 vụ nuôi liên tiếp bị thất bại do dịch bệnh, nợ doanh nghiệp bán thức ăn, thuốc thuỷ sản trên 100 triệu đồng, anh Trần Văn Tâm, ấp Giáp Nước, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, đang chuẩn bị cùng doanh nghiệp, bán con giống, thức ăn, thuốc thuỷ sản, hùn nhau cải tạo ao đầm thả nuôi vụ tôm mới.

Anh Tâm cho biết, qua nhiều vụ nuôi thất bại, nếu không có sự đầu tư ban đầu từ doanh nghiệp thì khó có thể cải tạo ao, đầm, thả con giống nuôi mới, do không còn nguồn vốn để tái đầu tư sản xuất.

Các địa phương vùng trọng điểm về nuôi thuỷ sản trong tỉnh như: Ðầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước… đã bắt đầu có sự chủ động triển khai kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản.

Chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi Nguyễn Chí Thuần chia sẻ: "Huyện hiện có hơn 62.000 ha nuôi thuỷ sản. Trong đó, phần lớn được người dân nuôi theo hình thức truyền thống là tôm - cua - cá kết hợp. Tới đây, huyện sẽ chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với từng vùng, từng khu vực, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích. Ðặc biệt là chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung".

Năm 2016, một năm nhiều thách thức, Cà Mau lại không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 1,3 tỷ USD. Từ những khó khăn, vướng mắc được nhận ra, với nhiều giải pháp khắc phục, ngành chức năng tỉnh và các doanh nghiệp quyết tâm cao cho năm mới, để phát triển ngành thuỷ sản giữ vững là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh./.

Trung Ðỉnh

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang