• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Doanh nghiệp An Giang tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Nguồn tin: Báo An Giang, 09/02/2016
Ngày cập nhật: 11/2/2016

Đứng trước bối cảnh phải hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thông qua việc thực thi các cam kết từ TPP, AEC... doanh nghiệp (DN) An Giang đã “gấp rút” tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, gắn sản phẩm (SP) với thị trường tiêu thụ, đưa giá thành sản xuất xuống mức hợp lý để cạnh tranh.

Gắn sản xuất với tiêu thụ

Từng DN đã chủ động tiếp cận, tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng để hướng đến chuỗi giá trị toàn cầu (CGTTC), đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là SP lúa, gạo và cá tra. “Cá tra được nuôi, chế biến tại ĐBSCL nhưng tiêu thụ ở 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy, SP của nông dân (ND) ĐBSCL đã gia nhập vào CGTTC của ngành hàng cá da trơn thế giới. SP đã tiếp cận, gia nhập vào CGTTC nhưng vì sao đời sống của đại bộ phận ND lẫn DN luôn gặp khó? Nguyên nhân do sản xuất vẫn chưa gắn với thị trường tiêu thụ một cách bài bản, thực thụ. Tình trạng “thừa hàng, dội chợ” vẫn tiếp tục diễn ra. Chúng ta tiếp cận CGTTC của ngành cá da trơn thế giới nhưng lại ở những công đoạn thô sơ, hàm lượng khoa học- công nghệ thấp, giá trị gia tăng của SP chưa cao” - TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, lý giải.

Sản phẩm cá tra của các DN An Giang đã xuất đi 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 14/NĐ-CP, ngày 28-5-2014 của Chính phủ về tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất phát triển, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1051/QĐ-NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, các doanh nghiệp ở An Giang tiếp cận được đồng vốn, gồm: Tafishco, Antesco, Công ty TNHH Thịnh Phú An Giang... Tính đến thời điểm này, các chuỗi liên kết đã khởi động và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. “Trong từng thời điểm khác nhau, ND tham gia vào chuỗi liên kết dọc cá tra của Tafishco đã có lợi nhuận hợp lý. Cụ thể, ở thời điểm tháng 4-2015, ND trong chuỗi bán cá cho nhà máy, lãi được 2.000 đồng/kg, sản xuất không còn lo đến việc tiêu thụ mà đã có DN bao tiêu. Hướng đi này giúp DN ổn định được sản xuất, chủ động được nguồn nguyên liệu, chất lượng SP ổn định, giá thành sản xuất tốt nhất, các bên tham gia chuỗi đều có lợi nhuận hợp lý” - ông Nguyễn Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Tafishco, chia sẻ.

Nếu trên lĩnh vực cá tra có chuỗi liên kết Tafishco thì trên SP lúa, gạo có chuỗi liên kết của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH Thịnh Phú An Giang. SP của các đơn vị đang từng bước đi vào chuỗi giá trị lúa, gạo toàn cầu và được người tiêu dùng thế giới chấp nhận. Ở cuộc thi đấu xảo gạo ngon thế giới diễn ra ở Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 28 đến 30-10-2015, sản phẩm gạo AGPPS 103 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã được Tổ chức Nghiên cứu lúa gạo thế giới (The Rice Trader) công nhận lọt vào top 3 (chung kết) gạo ngon nhất thế giới năm 2015. Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, sau một thời gian nỗ lực, SP của công ty (gạo Jasmine, hạt ngọc trời số 3…) đã xuất khẩu sang 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Nhật, Mỹ, Úc, New Zealand, Hồng Kông, Dubai...

Chi phí hợp lý để cạnh tranh

“Tôi ngồi với DN để tính toán lại mức lợi nhuận trên 1kg cá tra xuất khẩu thì có thể nói, mức lợi nhuận trong giai đoạn hiện nay rất thấp (khoảng 5.000 đồng/kg). Mức lãi này cho tất cả các bên tham gia gồm ND nuôi con giống, sản xuất cá thịt, DN chế biến thức ăn, sản xuất và kinh doanh thuốc thú y thủy sản, nhà máy chế biến, nhà nhập khẩu SP... Trong từng công đoạn, ai là người nắm giữ khâu quan trọng thì người đó được lãi nhiều (như chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản, nhà máy chế biến), còn người nuôi thì luôn gặp khó. Vì vậy, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết để có chi phí hợp lý, sản phẩm nâng sức cạnh tranh trên thương trường là vấn đề cần sớm thực hiện” - ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, thông tin.

Để có chi phí hợp lý, ngoài vai trò của ngân hàng hỗ trợ DN vay vốn với lãi suất phù hợp, những người tham gia 2 ngành trên cần đi vào con đường làm ăn hợp tác, tuân thủ quy hoạch; thực hiện mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, trong đó sản xuất gắn với thị trường và DN đóng vai trò quan trọng trong mối liên kết này. Thực hiện tốt chuỗi giá trị ngành hàng chính là cơ sở vững chắc để DN từng bước tiếp cận, tham gia vào CGTTC của ngành hàng mà mình kinh doanh. “Các giải pháp để nâng cao giá trị hạt gạo, con cá phải mang tính đồng bộ, phải bắt đầu từ cơ chế chính sách. Nhà nước tạo cơ chế đòn bẩy để DN tham gia vào chuỗi liên kết, lo thị trường tiêu thụ SP; nhà khoa học đưa khoa học- kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao để chất lượng SP; nông dân cần tuân thủ quy trình kỹ thuật canh tác do DN đặt hàng đưa ra. Những vấn đề khác như vốn, dịch vụ hậu cần cũng phải thực hiện một cách đồng bộ, có vậy thì chất lượng SP mới được nâng lên, giá thành sản xuất mới giảm, từ đó sức cạnh tranh của SP mới được nâng cao” – GS.TS Võ Tòng Xuân kiến nghị.

“Để nâng cao giá trị hạt gạo, hội nhập thành công vào chuỗi giá trị lúa, gạo toàn cầu, ngành lúa, gạo phải tổ chức lại sản xuất và phải bắt đầu từ DN, từ nhãn hiệu hàng hóa của DN, từ sự thuyết phục người tiêu dùng trong nước và toàn cầu. Muốn vậy, chúng ta phải củng cố lại hệ thống giống, hệ thống canh tác; phát triển và củng cố hệ thống hỗ trợ, gồm: Tài chính, pháp lý, hậu cần... Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang có chương trình của mình để nâng cao giá trị hạt gạo, hướng đến CGTTC” – ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam chia sẻ.

MINH HIỂN

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang