• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm

Nguồn tin: Fistenet, 09/11/2016
Ngày cập nhật: 10/11/2016

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm và ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm, sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất nhằm bảo đảm sản phẩm tôm an toàn cho người tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.

Theo đó, mục tiêu đến hết năm 2016, tạo hiệu quả ban đầu trong kiểm soát sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất kinh doanh tôm, cụ thể: giảm 10% tỷ lệ mẫu tôm nuôi bị phát hiện vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh so với năm 2015; giảm 10% số lô tôm xuất khẩu vào các thị trường bị cơ quan thẩm quyền Việt Nam và nước nhập khẩu cảnh báo vi phạm quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh so với năm 2015. Đến hết năm 2017, giảm 50% tỷ lệ mẫu tôm nuôi bị phát hiện vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh so với năm 2016; giảm 50% số lô tôm xuất khẩu vào các thị trường bị cơ quan thẩm quyền Việt Nam và nước nhập khẩu cảnh báo vi phạm quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh so với năm 2016. Đến hết năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất kinh doanh tôm.

Về kiểm soát ngăn chặn tạp chất, mục tiêu đến hết năm 2016 hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án “Kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất” và tổ chức triển khai thực hiện Đề án. 04 tỉnh trọng điểm về chế biến, xuất khẩu tôm (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang) tổ chức thống kê và ký cam kết cho các cơ sở nuôi, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm trên địa bàn không đưa tạp chất vào tôm và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Bên cạnh đó, kịp thời thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm có dấu hiệu đưa tạp chất vào tôm hoặc sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Đến hết năm 2017, 100% cơ sở nuôi tôm tại địa bàn 04 tỉnh trọng điểm Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ; 100% cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tại địa bàn 04 tỉnh trọng điểm trên ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm, không mua tôm tạp chất. Đồng thời, kịp thời thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh tôm có dấu hiệu đưa tạp chất vào tôm hoặc sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Đến năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm chứa tạp chất tại các tỉnh trọng điểm và trên phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là: rà soát, sửa đổi chính sách pháp luật, tiêu chuẩn quy chuẩn trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ tôm đáp ứng yêu cầu kiểm soát hiệu quả tồn dư hóa chất kháng sinh và ngăn chặn các hành vi vi phạm về đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất. Tuyên truyền, giáo dục, vận động người sản xuất, kinh doanh hiểu rõ, hiểu đúng về các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tôm bảo đảm đáp ứng quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh và không có tạp chất. Bên cạnh đó, giám sát, cảnh báo sớm dịch bệnh trên tôm nuôi để kịp thời khuyến nghị và hướng dẫn người nuôi phòng, trị bệnh hiệu quả, không sử dụng chất cấm, kháng sinh nguyên liệu, sử dụng thuốc thú y theo nguyên tắc 04 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách). Ngoài ra, cần phải giám sát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm nuôi để kịp thời phát hiện, cảnh báo và truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh. Thanh tra, kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nuôi tôm, cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến tôm vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất kháng sinh, đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.

Ngọc Hà

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang