• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hội nghị bàn giải pháp bảo vệ nước mắm truyền thống Phú Quốc

Nguồn tin: Kiên Giang, 03/11/2016
Ngày cập nhật: 4/11/2016

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám phát biểu kết luận tại hội nghị.

Ngày 2/11, tại huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị bàn giải pháp bảo vệ và phát triển nước mắm truyền thống gắn với bảo vệ, khai thác bền vững nguồn lợi cá cơm. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám; đồng chí Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các chuyên gia đến tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn thông tin nhanh về nghề đánh bắt và chế biến thủy sản của tỉnh Kiên Giang. Tính đến nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 10.444 tàu cá với tổng công suất 2.235.346 mã lực.

Trong đó, 10.146 tàu khai thác; 280 tàu dịch vụ hậu cần. Các tàu khai thác hoạt động trên 20 loại nghề, thuộc 4 họ chính: Lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu và các loại nghề khác. Trong đó, nghề lưới vây cá cơm tập trung chủ yếu ở huyện Phú Quốc và sản phẩm của nghề này chính là thương hiệu nước mắm Phú Quốc nổi tiếng trong và ngoài nước.

Cũng tại hội nghị, đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp, Hiệp hội Nước mắm đã thảo luận, chia sẻ các bài học kinh nghiệm, nhằm bảo vệ, khai thác bền vững nguồn lợi cá cơm; bảo vệ nguồn lợi, sản lượng khai thác cá cơm vùng biển Tây Nam Bộ; thực trạng chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu nước mắm cá cơm ở vùng biển Tây Nam Bộ; đề xuất các giải pháp phát triển thương hiệu nước mắm cá cơm bền vững. Đồng thời phân tích chuỗi giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi, hiện trạng khai thác và quản lý nghề khai thác cá cơm ở Kiên Giang.

Thông tin tại hội nghị cho biết hiện nay nguồn nguyên liệu, đặc biệt là trữ lượng cá cơm, phục vụ cho nghề sản xuất nước mắm trên vùng biển Tây Nam đang bị sụt giảm mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn nhà nước ban hành chính sách quy định cụ thể trong phát triển nghề khai thác hải sản, bảo vệ ngư trường đánh bắt, bảo tồn nguồn lợi cá cơm.

Để nước mắm truyền thống được bảo vệ thương hiệu, các nhà sản xuất nước mắm mong muốn nhà nước tiếp tục xây dựng và ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng cho từng sản phẩm nước mắm, nước chấm, cần loại bỏ quy chuẩn asen trong sản xuất nước mắm truyền thống; đồng thời đầu tư phát triển cụm làng nghề sản xuất, hỗ trợ công tác quảng bá, bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

Khách hàng nếm thử nước mắm Phú Quốc.

Đại diện cho trên 80 doanh nghiệp sản xuất nước mắm trên địa bàn Phú Quốc, bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, khẳng định: “Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt chỉ dẫn địa lý được Liên minh châu Âu (EU) công nhận từ tháng 12-2012. Là nét văn hóa đặc trưng của đảo ngọc Phú Quốc. Hàng năm, Phú Quốc cung cấp ra thị trường trên 20 triệu lít nước mắm, mang lại doanh thu hơn 600 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Không chỉ vậy, nước mắm Phú Quốc trở thành niềm tự hào của người Việt trên toàn thế giới”.

Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc cho biết thêm, nước mắm Phú Quốc được sản xuất theo phương pháp truyền thống. Sản phẩm được quản lý chặt theo chuỗi, từ khâu đánh bắt cá, muối cá ngay trên tàu và được vận chuyển về nhà thùng để thực hiện ủ chượp. Thời gian ủ chượp từ 12 -15 tháng trong điều kiện lên men tự nhiên, nên quá trình phân giải cá được triệt để hơn, chất lượng, dinh dưỡng được đảm bảo. Từ đó cho ra sản phẩm là nước mắm rất tốt cho sức khỏe.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám ghi nhận những kiến nghị và cho biết sẽ đề xuất Chính phủ tiếp tục xây dựng hoàn thiện bộ quy chuẩn quy định riêng cho sản phẩm nước mắm và triển khai tốt các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá cơm. Bộ cũng sẽ đề nghị Chính phủ cho phép Kiên Giang triển khai thí điểm việc thu phí xả rác để phục vụ cho việc thả các rạn nhân tạo xuống biển nhằm tái tạo và bảo vệ nguồn lợi cá cơm; đồng thời thành lập Chi cục Kiểm ngư tại Phú Quốc để tăng cường hỗ trợ địa phương trong công tác tuyên truyền, kiểm tra xử lý hành vi vi phạm khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản./.

Kim Thư

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang