• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ sứa biển

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 25/10/2016
Ngày cập nhật: 26/10/2016

Về khu 9 thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình), chúng tôi gặp chị Ngô Thị Thảo - chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh nộm sứa từng được nhận bằng khen “Nữ chức sắc, chức việc tiêu biểu” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Chia sẻ với chúng tôi về ý tưởng kinh doanh mặt hàng nộm sứa, chị Thảo cho biết, trong một lần làm đồ ăn cho thợ xây nhà, chị đã trổ tài thử làm món nộm sứa, được mọi người khen ngon nên mới nảy ra ý tưởng kinh doanh. Mặt khác, thấy người Trung Quốc sang Việt Nam để chế biến sản phẩm sứa mang về nước, vậy tại sao mình sống trên mảnh đất có sẵn nguồn nguyên liệu lại không tìm ra cách để chế biến sản phẩm của nước mình? Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu thị trường sứa, chị có ý tưởng đưa nộm sứa vào các bữa tiệc, nâng nó lên thành món ăn đặc sản mang thương hiệu của Diêm Ðiền thay vì là món ăn bình dân thông thường.

Năm 2007, chị bắt đầu mày mò học hỏi sản xuất nhỏ lẻ. Chồng đi biển, con thơ, một mình chị tự học, tự làm, nhiều đêm thức trắng để ngâm sứa, xả sứa. Hôm nào biển nổi sóng, chồng không đi tàu được thì ở nhà phụ giúp chị cùng làm. Cái khó của nghề này ở chỗ thân sứa có đến 90% là nước nên chỉ sau vài giờ thu hoạch sứa mà không sơ chế nhanh thì sẽ bị hỏng ngay. Ban đầu khi chưa có kinh nghiệm, chuyện bỏ sứa đi làm lại đối với chị giống như cơm bữa. Chưa có vốn, chị mua chịu sứa đã qua sơ chế về làm nhưng làm được hai năm thì thua lỗ. Do sơ chế không đúng cách nên lượng sứa cứ ngày một hao hụt rồi tự phân hủy. Vợ chồng chị trắng tay, cộng thêm một món nợ lớn. Ðể có nguồn thu nhập và trả nợ, chị Thảo đã nhận làm tất cả mọi công việc từ lênh đênh tàu cá đến chạy chợ mưu sinh. Sau khi có được một khoản kha khá, chị lại tiếp tục làm nộm sứa. Rút kinh nghiệm từ lần thua lỗ trước, chị không làm loại sứa nước mà làm sứa khô, bởi sứa khô có thời gian bảo quản lâu hơn, an toàn đối với người tiêu dùng hơn là sứa nước truyền thống.

Để đảm bảo vệ sinh, cơ sở sản xuất của chị Thảo luôn thực hiện nghiêm quy trình chế biến.

Ðặt chữ tín lên hàng đầu, quá trình chế biến sứa, chị chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm từ các khâu sơ chế, chế biến để bảo quản sản phẩm. Chị sang Ðồ Sơn (Hải Phòng) tìm mối lấy nguyên liệu bảo đảm tươi ngon. Các loại gia vị đi kèm món nộm sứa cũng được chị Thảo lựa chọn kỹ lưỡng, bảo đảm an toàn. Cơ sở nộm sứa của chị Thảo được cơ quan chuyên môn cấp phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Món nộm sứa chị làm ra giòn, thơm mà vẫn giữ được hương vị miền biển nên rất hút khách. Nộm sứa Phương Thảo trở nên có tiếng, khách đến đặt mua ngày một đông, tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Thậm chí, nhiều khách hàng đặt mua gửi đi một số nước châu Âu và châu Á. Trung bình mỗi tháng cơ sở của chị cung cấp 30 - 40 tấn sứa thành phẩm ra thị trường; tháng cao điểm lên 50 - 60 tấn. Ngoài mở xưởng thu mua và chế biến nộm sứa, chị còn kinh doanh thêm một số mặt hàng thủy hải sản khác như cá một nắng, chả mực, chả cá thu, ruốc tôm, mắm tôm, tép các loại và một số mặt hàng hải sản tươi sống. Hiện tại, cơ sở tạo việc làm thường xuyên cho 5 - 7 lao động với thu nhập 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu về hàng trăm triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị Thảo còn góp phần giữ nghề, phát triển làng nghề truyền thống ngay trên mảnh đất quê hương. Chị cũng rất tích cực chia sẻ kinh nghiệm chế biến hải sản, bí quyết làm giàu, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khác có nhu cầu phát triển nghề. Với vai trò Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thái Thụy, trưởng ca đoàn Giáo họ Vĩnh Trà (Giáo xứ Thượng Phúc), chị còn là cầu nối giữa chị em giáo dân với các cấp hội liên hiệp phụ nữ, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

Mong muốn của chị Thảo và nhiều phụ nữ khác ở Diêm Ðiền là tiếp tục duy trì ổn định và phát triển nghề truyền thống; các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho vay vốn; các cấp, các ngành quy hoạch khu chế biến tập trung, giúp các hộ mở rộng quy mô sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần làm giàu cho gia đình và quê hương.

Thùy Dung

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang