• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Con tôm gồng mình cõng... thuế

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 22/09/2016
Ngày cập nhật: 24/9/2016

Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản và nhiều người nuôi tôm lo lắng trước thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố kết quả của đợt xem xét hành chính lần thứ 10 thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này trong giai đoạn từ 1/2/2014-31/1/2015. Mức thuế lần này cao gấp gần 4 lần so với lần thứ 9, đây là mức thuế vô cùng bất lợi cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản và người trực tiếp bị thiệt hại chính là nông dân.

Tôm Việt Nam chịu thuế cao gấp 2-3 lần so với các nước trong khu vực

Tổng Thư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản tỉnh (CASEP) Ngô Thành Lĩnh cho biết: "Mức thuế chống bán phá giá mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp với tôm Việt Nam đối với hai bị đơn bắt buộc lần lượt là 2,86% và 4,78%. Mức thuế sơ bộ cho các bị đơn tự nguyện là 3,56%, cao gấp gần 4 lần so mức thuế chính thức của lần thứ 9 là 0,91%. Các doanh nghiệp còn lại vẫn phải chịu mức thuế suất toàn quốc là 25,76%. Mức thuế chống bán phá giá mà DOC công bố tăng mạnh so với lần xem xét trước, gây bất lợi cho xuất khẩu tôm Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Thái Lan, đối thủ xuất khẩu chính của tôm Việt Nam vào Mỹ, chỉ có mức thuế là 1,35%".

Ông Ngô Thành Lĩnh cho biết thêm: "Ðây là phán quyết không mang tính khách quan và mang nặng tính áp đặt vì trong đợt tính thuế lần này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục chọn Bangladesh làm quốc gia thứ 3 để so sánh về giá, trong khi đây là quốc gia không có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Do Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, nên chọn nước thứ 3 làm trung gian. Với mức thuế chống bán phá giá mà DOC vừa công bố, sản phẩm tôm của Việt Nam sẽ chịu mức thuế cao gấp 2-3 lần so với tôm Ấn Ðộ, Indonesia...”.

Tôm hiện là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất trong nhóm hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm Việt Nam.

Cánh cửa để vào thị trường Mỹ đang dần hẹp lại với nhiều doanh nghiệp tôm của Việt Nam.

Nông dân chịu thiệt

Thiên tai, dịch bệnh trên tôm nuôi kéo dài, chưa tìm ra lối thoát cho nông dân. Nay mức thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ tăng gấp gần 4 lần, người nuôi tôm như đang chơi vơi giữa biển.

Anh Trần Văn Ðoàn, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, lo lắng: "Thông tin nước Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng xuất khẩu thuỷ sản xuất sang nước này trước mắt gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Sau đó, ít nhiều thì doanh nghiệp cũng sẽ hạ giá mua tôm để bù đắp lại phần đánh thuế. Cuối cùng người nuôi tôm chịu thiệt".

Anh Nguyễn Văn Ðức, đang sở hữu 2 đầm tôm công nghiệp hơn 60 ngày tuổi tại ấp Láng Cùng, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, lo lắng: "Cuối tháng 8, đầu tháng 9, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tương đối ổn định, đặc biệt giá tôm thẻ chân trắng ở mức 100.000 đồng/kg loại 100 con/kg, loại 41 con/kg giá 135.000 đồng/kg. Nay thương lái kêu giá chỉ còn 120.000 đồng/kg loại 41 con/kg, còn loại 100 con/kg giá cũng giảm còn 88.000 đồng/kg".

Theo tính toán của anh Ðức, với việc giá sụt như hiện nay, dù tôm nuôi có đạt năng suất cao cũng chỉ đủ cho chi phí đầu tư chứ không lời. Ðó chưa kể khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra, người nuôi trắng tay. Không khác anh Ðức, hiện nay nhiều người nuôi tôm quanh vùng như đang ngồi trên lửa vì sợ giá tiếp tục giảm theo sự kiện áp thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ./.

Trung Ðỉnh

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang