• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá điêu hồng tạo nên lợi thế trong xuất khẩu cá rô phi Việt Nam

Nguồn tin: Báo Ấp Bắc, 12/09/2016
Ngày cập nhật: 15/9/2016

Cá rô phi (bao gồm cá rô phi đỏ hay còn gọi là cá điêu hồng) được ngành Nông nghiệp xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực. Và trong Hội thảo “Nỗ lực cho mục tiêu 300.000 tấn cá rô phi năm 2020” do Tổng cục Thủy sản tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2016, có ý kiến cho rằng nên chọn cá điêu hồng là sản phẩm lợi thế trong chiến lược phát triển cá rô phi Việt Nam.

Nên chọn cá điêu hồng là sản phẩm lợi thế trong chiến lược phát triển cá rô phi Việt Nam (Ảnh chụp ở xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho).

Năm 2012, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam phát triển khá mạnh sau khi có được chứng nhận ASC đầu tiên của Công ty Hoàng Long Seafood, sau đó nhiều doanh nghiệp khác cũng đầu tư nuôi cá rô phi và đạt được 4 chứng nhận ASC (tương đương với Trung Quốc).

Tuy nhiên, chỉ 2 - 3 năm sau thì xuất khẩu cá rô phi Việt Nam có dấu hiệu “tuột dốc” do vấp phải sự cạnh tranh về giá với cá rô phi Trung Quốc. Tại thị trường châu Âu, cá rô phi Việt Nam đã chiếm được những phân khúc nhỏ và cánh cửa thị trường dần mở ra.

Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị tốt về con giống, kỹ thuật nuôi, chế biến và nhất là không chọn đúng lợi thế phát triển mà đối đầu trực tiếp về giá bán với Trung Quốc thì rất dễ thất bại, bởi giá cá rô phi của nhà máy lớn của Việt Nam cao hơn 60 - 70 cent/kg so với Trung Quốc, còn phile có thể chênh lệch giá 20 - 30 cent.

Ông Châu Minh Đạt, đại diện Công ty Seafood Connection tại Việt Nam cho biết, việc chọn sản phẩm cá rô phi có giá cạnh tranh là rất khó nên phải chọn những sản phẩm có lợi thế để phát triển. Cụ thể, cá điêu hồng có thể coi là “viên ngọc quý” trong các sản phẩm cá rô phi. Mấy chục năm qua, cá điêu hồng được người dân lựa chọn phát triển do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sức sống tốt hơn các loại cá rô phi đen/vằn.

Trong khi đó, nguồn giống cá rô phi đen/vằn vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nước ngoài từ Thái Lan, Philipines, Trung Quốc... Việc nhập giống này tốn kém chi phí và bị hao hụt lớn (40% - 60%/lô), dẫn đến hiệu quả kém, nhiều nhà máy phải thu hẹp vùng nuôi hoặc ngừng nuôi.

Hiện nay, nguồn cá điêu hồng giống trong dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất lớn nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, người nuôi cá điêu hồng vẫn chủ động được nguồn giống, kỹ thuật nuôi cá điêu hồng khá tốt.

Cạnh tranh cá điêu hồng trên thị trường thế giới không nhiều do Trung Quốc và Đài Loan vẫn nuôi cá điêu hồng nhưng điều kiện bất lợi về diện tích (diện tích mặt nước nuôi nhỏ so với ĐBSCL), mùa vụ (không nuôi được quanh năm) và thị trường (ưu tiên tiêu thụ nội địa), không thể cạnh tranh với Việt Nam.

Tại Thái Lan, giá cá điêu hồng tại thị trường nội địa rất cao nên không chú trọng đến xuất khẩu. Quốc gia này đã từng nhập khẩu cá điêu hồng Việt Nam để bán cho người tiêu dùng trong nước hoặc xuất đi các thị trường khác.

Thời gian qua, các tỉnh ĐBSCL đều ủng hộ việc nuôi cá điêu hồng để xuất khẩu, trong đó tỉnh Đồng Tháp đi tiên phong, chỉ cần đảm bảo giá ổn định, cung ứng cho nông dân thức ăn, thuốc để họ yên tâm sản xuất và có các cam kết tiêu thụ sản phẩm với giá trung bình 30.000 - 32.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu làm từng địa phương như vậy sẽ rất manh mún.

Chương trình 300.000 tấn cá rô phi cần phải làm một cách đồng bộ. Chúng ta nên làm tốt đối với cá điêu hồng đang có sẵn nguồn trong dân, chứ không đi làm cá rô phi phải nhập giống từ các nước khác. Các nhà sản xuất tập trung sản xuất tại thị trường, liên kết với nông dân là tốt nhất, tự nhà máy nuôi sẽ không quản lý nổi vì thất thoát rất lớn, chi phí cao. Chỉ có nông dân nuôi nhỏ lẻ mới có thể nuôi được với giá cạnh tranh 28.000 - 29.000 đồng/kg, nhà máy nuôi giá thành sẽ là 30.000 đồng/kg trở lên.

Theo ông Châu Minh Đạt, để phát triển cá điêu hồng bền vững trong thời gian tới thì Nhà nước cần hỗ trợ về con giống. Các chương trình giống cá điêu hồng cần phải làm bài bản, hiệu quả cao nhất. Việc phát triển cá điêu hồng là hoàn toàn có thể nếu các giải pháp được thực hiện đồng bộ và giữ giá ổn định lý tưởng 30.000 - 32.000 đồng/kg cho cả người nuôi và nhà máy và người mua. Đặc biệt, nếu Việt Nam xây dựng hình ảnh con cá điêu hồng gắn với ĐBSCL và làm thương hiệu Quốc gia thì sau này chúng ta có thể phát triển cả sản phẩm phile.

THÀNH CÔNG

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang