• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc – Tận dụng lợi thế từ VKFTA

Nguồn tin: Vasep, 19/01/2016
Ngày cập nhật: 20/1/2016

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới tháng 11 năm 2015, XK tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 228,6 triệu USD, giảm gần 23% so với cùng kỳ năm 2014. XK tôm sang thị trường này năm 2015 giảm theo xu hướng giảm chung của XK tôm Việt Nam ra thị trường thế giới với nhu cầu NK giảm, giá XK lao dốc và biến động tỷ giá tiền tệ.

So với cùng kỳ năm 2014, XK tôm sang Hàn Quốc trong tháng 7/2015 giảm mạnh nhất 36% so với tháng 7/2014. Sau khi dao động lên xuống trong 2 quý đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc kể từ quý III tăng đều so với các tháng trước đó trong đó giá trị XK trong tháng 11/2015 đạt cao nhất với trên 26 triệu USD. XK có xu hướng tăng so với các tháng trước đó là do nhu cầu cuối năm từ thị trường Hàn Quốc nhích lên và tín hiệu tích cực từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA).

Tôm chân trắng vẫn là mặt hàng XK chính của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 11 tháng đầu năm 2015 với giá trị đạt gần 182 triệu USD, chiếm gần 80% tổng XK tôm sang thị trường này. Trong đó, tôm chân trắng tươi/sống/đông lạnh (mã HS 03) đạt giá trị XK cao nhất 123,4 triệu USD; chiếm 54% tổng XK các sản phẩm tôm Việt Nam sang Hàn Quốc mặc dù giảm 28,7% so với cùng kỳ 2014.

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 10 tháng đầu năm 2015, NK tôm của Hàn Quốc đạt gần 413 triệu USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2014. Việt Nam vẫn dẫn đầu về cung cấp tôm cho Hàn Quốc, chiếm gần 49% tổng NK tôm của thị trường này. Trung Quốc đứng thứ 2 với 14%, Thái Lan đứng thứ 3 với tỷ trọng 12%. Trong 10 nguồn cung tôm chính cho thị trường Hàn Quốc, NK tôm từ Thái Lan, Ecuador, Argentina và Saudi Arabia ghi nhận mức tăng trưởng dương (từ 14 đến 74%) trong khi NK từ các nguồn cung khác đều giảm trong đó giảm mạnh nhất là Philippines (-54%).

Hàn Quốc hiện là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc. Trong 5 năm (2010 - 2014), XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc duy trì sức tăng trưởng khả quan. Năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này. Trong khi XK tôm sang các thị trường lớn gặp khó khăn do giá XK tôm giảm, nhu cầu yếu trong khi nguồn cung thế giới tăng, Hàn Quốc được coi là thị trường thay thế tiềm năng của các DN XK tôm Việt Nam.

Dự báo XK tôm sang thị trường này trong năm 2016 sẽ được cải thiện và sức cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường này cũng tăng nhờ tận dụng lợi thế từ Hiệp định VKFTA.

VKFTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được chính thức ký kết vào ngày 5/5/2015. Ngày 16/12/2015, Bộ Ngoại giao hai nước đã trao đổi công hàm về ngày hiệu lực của Hiệp định VKFTA, sau đó thống nhất Hiệp định VKFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 20/12/2015, sớm hơn 10 ngày so với dự kiến. Theo Hiệp định, Hàn Quốc cam kết cấp hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn tôm cho Việt Nam trong năm đầu tiên và đạt 15.000 tấn sau 5 năm với thuế suất NK 0%. Với hạn mức 15.000 tấn tôm Hàn Quốc ưu đãi miễn thuế cho Việt Nam, sẽ có 7 mã hàng tôm (bao gồm cả HS03 và 16) được áp thuế suất thuế XK 0%. Tôm Việt Nam có lợi thế hơn 10 nước ASEAN (cụ thể là Thái Lan, Indonesia, Malaysia) khi Hàn Quốc chỉ cấp cho cả ASEAN là 5.000 tấn.

Để tận dụng được tối đa những ưu đãi về thuế từ cam kết của Hàn Quốc trong hiệp định VKFTA, các DN XK tôm Việt Nam nên truy cập vào các trang web về biểu thuế, thuế suất các mặt hàng cùng với mã HS tương ứng của Hàn Quốc và Bộ Tài chính Việt Nam để có được những thông tin chính thống về những ưu đãi trong hiệp định VKFTA. Bên cạnh đó, DN cũng cần đáp ứng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), vượt qua các hàng rào tiêu chuẩn chất lượng (TBTs, IPRs). Đặc biệt các mặt hàng xuất của DN phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ (CO).

Thị hiếu tiêu dùng tôm của người Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Nhật Bản. Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong chế biến sản phẩm XK sang thị trường Nhật Bản cũng là lợi thế lớn cho các nhà XK tôm Việt Nam. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng chung của thị trường Hàn Quốc sau khi kinh tế dần hồi phục cũng là động lực cho các DN XK thủy sản Việt Nam. Hàn Quốc đã và đang trở thành một thị trường khá ổn định của ngành thủy sản Việt Nam, trong đó có tôm đặc biệt trong bối cảnh việc đánh bắt, khai thác tại nước này chững lại.

Kim Thu

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang