• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia tăng mạnh

Nguồn tin: Vasep, 12/07/2016
Ngày cập nhật: 13/7/2016

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, XK mực, bạch tuộc sang Australia trong 5 tháng đầu năm nay đạt giá trị 1,625 triệu USD, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm 2015. Riêng tháng 5/2016 giá trị XK đạt 275 nghìn USD, tăng gần 39% so với tháng 5/2015. Australia hiện chiếm 1,1% tỷ trọng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam và là thị trường đứng thứ 8 về NK mặt hàng này từ Việt Nam. Đây cũng là thị trường có mức tăng trưởng đạt cao nhất trong top 10 thị trường NK hàng đầu mực, bạch tuộc.

Trong quý I/2016, tổng giá trị NK mực, bạch tuộc của Australia đạt 24,52 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2015 nhưng lại giảm 5% so với quý trước đó. Khối lượng mực, bạch tuộc NK của Australia trong quý 1/2016 đạt 5.808 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2015 nhưng lại giảm so với quý trước đó. Trung Quốc là nước XK hàng đầu vào thị trường này, tiếp đến là Malaysia và Thái Lan.

Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 6 về khối lượng XK sang Australia. Trong quý 1/2016, Việt Nam XK sang Australia với khối lượng đạt 213 tấn mực, bạch tuộc, tăng mạnh so với 123 tấn của quý 1/2015 nhưng lại giảm so với mức 286 tấn của quý 4/2015.

Australia có xu hướng NK nhuyễn thể chân đầu về tiêu thụ trong nước hơn là NK về sau đó gia công chế biến để tái XK. Do vậy, XK mực, bạch tuộc của nước này hiện vẫn còn khiêm tốn. Trong quý 1/2016, Australia XK 18 tấn mực, bạch tuộc, trị giá 55 nghìn USD.

Từ ngày 1/7/2016, hệ thống ghi nhãn nước xuất xứ mới sẽ được áp dụng theo Luật Người tiêu dùng của Australia (ACL). Luật này sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm được bán lẻ tại Australia, bao gồm các sản phẩm được bán tại cửa hàng hay chợ, trên mạng hay tại các máy bán hàng tự động. Luật này sẽ không áp dụng đối với các thực phẩm được bán tại các địa điểm như các nhà hàng, quán cà phê, các cửa hàng bán đồ để mang đi (take-away), các trường học hay các căn tin.

Tuy nhiên, các DN sẽ có 2 năm để bán hết các sản phẩm hiện tại và thay đổi nhãn mác của mình để phù hợp với quy định mới trước khi quy định này trở thành bắt buộc từ ngày 01/07/2018. Theo hệ thống mới này, hầu hết các loại thực phẩm được sản xuất, nuôi, trồng hay chế biến tại Australia sẽ được yêu cầu dán nhãn với: (1) biểu tượng con kangaroo trong hình tam giác để người tiêu dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng nhận biết các thực phẩm có nguồn gốc tại Australia, (2) một tuyên bố cho biết thực phẩm này được nuôi, trồng, sản xuất hay chế biến tại Australia; (3) tỷ lệ tối thiểu các thành phần có xuất xứ từ Australia trong tổng trọng lượng, chỉ rõ bằng số % hay biểu đồ cột.

Quy định về dán nhãn sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và việc sản phẩm này được nuôi, trồng, sản xuất, chế biến hay đóng gói tại Australia hay nước khác. Đối với hầu hết thực phẩm NK (lương thực được nuôi, trồng, sản xuất, chế biến hay đóng gói tại nước khác ngoài Australia), nguồn gốc nước xuất xứ sẽ cần phải được quy định cụ thể trên nhãn dán trong một ô rõ ràng.

Hiện tại, các sản phẩm thực phẩm được bán lẻ tại Australia phải tuân thủ các yêu cầu về việc dán nhãn nước xuất xứ được quy định trong Bộ tiêu chuẩn Thực Phẩm, được quản lý bởi Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Australia New Zealand. Các DN phải tiếp tục thực hiện luật này cho đến ngày 01/07/2018, trừ khi họ được chọn để tự áp dụng các tiêu chuẩn này trước đó.

Ngọc Thủy

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang