• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Con cá tra - vì sao lâm cảnh lao đao?

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 16/06/2016
Ngày cập nhật: 17/6/2016

Những năm gần đây, con cá tra ngày càng khẳng định được vị trí trong các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam, đem về cho đất nước từ 1,5- 2 tỉ USD mỗi năm.

Thế nhưng, sự bấp bênh, thiếu ổn định từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu của con cá tra đã khiến người nuôi cá tra ở các tỉnh khu vực ĐBSCL điêu đứng, thậm chí có không ít người đã phá sản.

Ngành cá tra vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: VINH HIỂN

Giá cá tăng-niềm vui ngắn chẳng tày gang

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, tính đến tháng 5/2016, toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch 989ha cá tra với sản lượng 314.140 tấn. So với cùng kỳ năm 2015, diện tích và sản lượng đều giảm, lần lượt là 22% và 13%.

Hiện giá cá tra thương phẩm tăng do hầu hết các ao nuôi cá tra của bà con nông dân trong vùng không còn nhiều trong khi nhu cầu cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng.

Điều này dẫn tới giá cá tra đã tăng từ 19.000 đ/kg lên 22.000 đ/kg. Nguyên nhân giá cá tra thương phẩm tăng là do thị trường xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc sau hơn 1 năm sụt giảm.

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam từ đầu năm đến nay đạt trên 435 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ 2015. Tại Mỹ, mặc dù Đạo luật Nông trại (Farm Bill) đã có hiệu lực, nhưng thị trường này vẫn chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm của Việt Nam.

Từ đầu năm 2016 đến nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu cá tra nhiều nhất từ Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro; giá cá có thể sụt giảm bất cứ lúc nào nếu phía Trung Quốc ngừng nhập khẩu. Trong khối thị trường Đông Nam Á, Thái Lan là nhà nhập khẩu lớn nhất con cá tra của Việt Nam. Xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 12,47 triệu USD, chiếm 36,4% toàn khu vực.

Với giá thành sản xuất khoảng 19.000 đ/kg, hiện người nuôi cá tra đã có được niềm vui sau nhiều năm thua lỗ. Tuy nhiên, không phải người nuôi cá tra nào ở ĐBSCL cũng được hưởng niềm vui này do đã bán hết cá ở thời điểm giá thấp.

Thậm chí, không ít người nuôi cá không “chịu được nhiệt” do giá cá sụt giảm thời gian trước đây đã phải “treo ao” (tạm ngừng không thả nuôi) hoặc phá sản. Trong thời gian tới, cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu được dự báo là có thể rơi vào tình trạng khan hiếm (do sản lượng nuôi giảm), từ đó đẩy giá tăng cao.

Vì sao con cá tra “đánh mất mình”?

Con cá tra được xem là vật nuôi có thế mạnh nhất của ngành thủy sản nếu không muốn nói một cách ngoa ngôn rằng cá tra là “cá vua” của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu nhóm cá da trơn.

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất ĐBSCL con cá này với nguồn nước, khí hậu, con giống. Từ lâu, con cá tra của Việt Nam rất mạnh từ khâu sản xuất con giống (chủ động hoàn toàn) đến nuôi cá thương phẩm và chế biến thức ăn nuôi cá.

Lý giải tình trạng con cá tra của Việt Nam bấp bênh, Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn- nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay: Con cá tra đã phát triển “quá nóng” trong vòng hơn 1 thập kỷ trở lại đây. Sản lượng cá tra của Việt Nam tăng nhanh từ 100 - 200 ngàn tấn/năm những năm cuối thế kỷ XX lên đến 1,5 triệu tấn năm 2010.

Những năm gần đây, sản lượng cá tra của Việt Nam luôn duy trì ở mức 1,1 - 1,2 triệu tấn/năm.

Ở thời hoàng kim, con cá tra của Việt Nam chinh phục 152 “thượng đế” (152 quốc gia, vùng lãnh thổ) và hiện nay con cá tra được xuất tới 142 quốc gia.

Thế nhưng, chủ yếu tiêu thụ con cá tra ở các thị trường: Mỹ (chiếm khoảng 20 - 30%), EU, Nhật Bản; còn các thị trường còn lại rất ít. Thêm vào đó, con cá tra dường như vẫn “bỏ ngỏ” thị trường nội địa với gần 90 triệu “thượng đế”.

Trong khi đó ở Mỹ- thị trường lớn nhất của con cá tra - lại thường xuyên gặp phải “chướng ngại vật”: các rào cản về kỹ thuật, rồi thuế chống bán phá giá do thị trường này áp đặt gần đây là Đạo luật Nông trại 2014 (Farm Bill) với những đòi hòi, tiêu chuẩn khắt khe hơn về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,...

Sóng gió vẫn chưa dừng lại đối với con cá tra lẫn người nuôi, sản xuất, chế biến ra nó do tỷ giá các ngoại tệ, kể cả đô la Mỹ mất giá trong khi đồng nội tệ (Việt Nam đồng) lại khá ổn định.

Chính nguyên nhân này khiến con cá tra của Việt Nam trở lên kém cạnh tranh hơn với các sản phẩm thuộc nhóm cá da trơn của các quốc gia xuất khẩu khác: Ấn Độ, Indonesia.

Cũng bởi phát triển quá nóng, cung lớn hơn cầu, nên liên tiếp cá tra phải hạ giá (các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đua nhau hạ giá bán). Giá cá từ 5 - 6 USD/kg xuống đến 1,5 - 2 USD/kg (sản phẩm đông lạnh nguyên con).

Việc liên tiếp hạ giá bán trong thời gian ngắn để giành giật các đơn hàng, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra không chỉ “tự bắn vào chân mình” mà còn gián tiếp đẩy người nuôi cá vào thế khó. Thậm chí nhiều người nuôi cá tra đã phải nói “lời chia tay vĩnh viễn” với con cá tra.

Để con cá tra ngày càng có đường bơi rộng

Theo TS. Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam: Để con cá tra của Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là đối với thị trường lớn như Mỹ thì các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực chuỗi ngành hàng cá tra thích ứng với những đòi hỏi, tiêu chuẩn của Đạo luật Nông trại.

Xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra từ khâu con giống đến xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm cùng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển các sản phẩm từ phụ phẩm cá tra: (collagen), dầu cá (mỡ cá), bột cá,...

Về phía nhà nước, cần đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng giống cá tra (để nâng cao tỷ lệ phi lê)…

TS. Phạm Anh Tuấn nhận xét: Trước những khó khăn về thị trường hay đòi hỏi khắt khe từ thị trường Mỹ thì người nuôi và doanh nghiệp phải tuân thủ “luật chơi”, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong nghề nuôi cá tra, để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường này.

Các doanh nghiệp chế biến cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải chú trọng đến công tác nghiên cứu, phát triển thị trường. Việc nghiên cứu, phát triển thị trường, kinh phí thực hiện phải do chính người nuôi, chế biến cá tra đóng góp. Có như vậy, con cá mới có thể phát triển bền vững.

Nuôi cá tra ở xã Bình Hòa Phước (Long Hồ). Ảnh: HÀ VĨNH THÁI

Các chuyên gia về kinh tế đều cho rằng: Để tái cấu trúc ngành hàng cá tra thì việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra cần được quy định là những hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện.

Trước tiên, Nhà nước phải tham gia vào việc điều chỉnh, kiểm soát được vùng nuôi và sản lượng cá tra, giảm sản lượng xuống để phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay.

Cụ thể, người dân, doanh nghiệp muốn nuôi cá tra xuất khẩu phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan này sẽ cấp một giấy chứng nhận nếu vùng nuôi cá tra hội đủ các điều kiện sản xuất theo quy định.

Và để rộng đường bơi, phát triển bền vững, người nuôi con cá tra cần phải thay đổi chính mình, từ sản xuất (con giống, nuôi), chế biến, tiếp thị, quảng bá thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm.

Dự án “Xây dựng trang trại nuôi cá tra trình diễn công nghệ tiên tiến bền vững tại Việt Nam” được tài trợ của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Trường ĐH Cần Thơ, Công ty TNHH Thuận Hưng, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ nuôi trồng thủy sản Việt Nam- Đan Mạch VIDATEC thực hiện.

Mục tiêu của dự án là trình diễn các công nghệ tiên tiến của Đan Mạch trong thực hiện nuôi trồng thủy sản thương phẩm chất lượng, bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với điều kiện địa lý, khí hậu, cùng với khả năng truy xuất nguồn gốc từ vùng nuôi đến chế biến.

Kết quả, tỷ lệ cá sống và đạt năng suất cao, mức tăng trưởng của cá được cải thiện trong khi lượng thức ăn giảm hơn so với ao nuôi truyền thống, chất lượng của cá được nâng lên, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Hà Vĩnh Thái

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang