• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiềm ẩn rủi ro khi xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc

Nguồn tin: Báo An Giang, 14/06/2016
Ngày cập nhật: 15/6/2016

Những năm gần đây, tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam (VN) nói chung và An Giang nói riêng sang các thị trường truyền thống đều gặp khó khăn, nhưng thị trường Trung Quốc (TQ) tăng mạnh. Đây là tín hiệu tốt vì thị trường này đầy tiềm năng, song nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường này diễn biến khó lường và đầy rủi ro.

Đến nay, các thị trường nhập khẩu thủy sản VN đều giảm mạnh từ 10 - 40% so với năm 2015, nhưng thị trường TQ, Hồng Kông tăng đến 42%. Riêng trên địa bàn tỉnh An Giang, thị trường TQ tăng đến 81%, trong khi đó, thị trường Châu Mỹ giảm đến 49,47%; thị trường Mỹ giảm mạnh nhất, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 10% so với thời gian này năm trước, một mặt do Mỹ áp dụng chương trình giám sát cá da trơn để bảo hộ ngành nuôi trồng trong nước (gần đây được thượng viện Mỹ bãi bỏ một phần), mặt khác do thị trường này đòi hỏi khắt khe và giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm nên xuất khẩu vào thị trường này gặp nhiều khó khăn. Việc xuất khẩu sang TQ tăng mạnh là đáng lo ngại vì thị trường này quá nhiều rủi ro, bất trắc. Nguy hiểm hơn là các thương lái TQ có thể “điều khiển” việc thu mua thủy sản của VN. Họ thiết lập mạng lưới thương lái chủ yếu là người VN tại các vùng nuôi để nắm thông tin thị trường cung cấp cho các doanh nghiệp nước này. Thông qua mạng lưới thương lái, các doanh nghiệp TQ có thể điều phối và tùy ý tăng hay giảm sản lượng thu gom thủy sản VN và đặc biệt có thể “làm giá”, tạo ra một mặt chung cho thị trường thủy sản VN.

Theo đánh giá của Hiệp hội Thủy sản VN, việc TQ dễ dãi về mặt chất lượng đã thu hút các doanh nghiệp nước ta tập trung xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này. Trước đây, các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga… cảnh báo chất cấm, trả hàng VN về nhiều vì chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng, đã làm nhiều doanh nghiệp thủy sản VN gặp khó khăn. Trong khi đó, thị trường TQ nhu cầu tiêu thụ cao, không đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp nước này nhập khẩu để tái xuất sang các thị trường truyền thống của VN ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp nước ta quay sang xuất khẩu vào TQ, mà thiếu khảo sát nhu cầu thị trường để có thể kiểm soát giá cả và đảm bảo chất lượng tiêu thụ. Cách làm trên của doanh nghiệp có nguy cơ mang lại rủi ro cao, nếu chỉ chạy theo sản lượng mà không chú trọng vào chất lượng và phụ thuộc vào một thị trường thì nguy cơ và rủi ro khó có thể tránh khỏi khi TQ ngưng nhập khẩu hoặc bất ngờ đóng cửa biên mậu như đã từng xảy ra với một số loại nông sản, lương thực, thực phẩm (dưa hấu, khoai lang, tôm, heo…) năm 2015 sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngành nuôi trồng và các doanh nghiệp chế biến nguyên liệu xuất khẩu.

Hiệp hội Thủy sản An Giang cho biết, hoạt động sản xuất- kinh doanh của ngành Thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, do giá cả nguyên liệu không ổn định. Đến thời điểm hiện nay, giá cá tra nguyên liệu được doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mua vào từ 20.500 - 23.200 đồng/kg, giá cá tra nguyên liệu tăng khoảng 5.000 - 5.500 đồng/kg so với thời điểm này năm trước. Với giá này, người nuôi lãi khoảng 2.000 đồng/kg, đây cũng là mức giá cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2010 đến nay. Nhưng đến thời điểm hiện nay, sản lượng cá đến kỳ thu hoạch tại các hộ nuôi không còn nhiều do giá cá nguyên liệu trong những năm qua không ổn định nên người nuôi không đầu tư dẫn đến nguồn cá tra nguyên liệu giảm mạnh. Ngoài ra, thời gian gần đây, thương lái TQ ồ ạt thu mua cá tra với giá cao bất thường, trong khi đó nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp trở nên khan hiếm, gây hiện tượng “cầu ảo” ảnh hưởng đến thị trường cá tra của Việt Nam nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng.

Nhằm phòng ngừa rủi ro, thiệt hại về kinh tế cho người dân và doanh nghiệp, thiết nghĩ Hiệp hội Thủy sản VN và An Giang cần có định hướng cho người nuôi trồng, doanh nghiệp chế biến phản lựa chọn ổn định thị trường xuất khẩu, thống nhất về giá bán, cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt, chú trọng đến chất lượng từ vùng nuôi, khâu chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… để giữ gìn thương hiệu, đừng để TQ “thổi còi việt vị” như những mặt hàng vừa qua, gây thiệt hại lớn cho người dân và doanh nghiệp khi TQ đóng cửa thị trường đột ngột.

TRUNG VIỆT

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang