• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khó khăn, thiệt thòi không nhỏ!

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 16/05/2016
Ngày cập nhật: 19/5/2016

Một số lô hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về. Tôm nguyên liệu luôn trong tình trạng thiếu hụt từ đầu năm đến nay. Doanh nghiệp xuất khẩu tôm không còn được vay ngoại tệ phục vụ sản xuất… tất cả đã và đang gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản ở ĐBSCL và cả nước.

Năm nay, nắng nóng kéo dài và độ mặn tăng cao, khiến tiến độ thả nuôi tôm nước lợ của các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL có phần chậm hơn so với cùng kỳ năm trước. Diện tích thả nuôi thấp, điều kiện nuôi khó khăn, nên sản lượng tôm thu hoạch toàn vùng giảm mạnh. Nguyên liệu gặp khó khăn nhưng thị trường tiêu thụ các mặt hàng tôm trên thế giới có sự cải thiện mạnh khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, đẩy giá thu mua lên cao, nhưng lượng tôm nội địa về nhà máy vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt. Để đáp ứng kịp thời các hợp đồng cung ứng tôm chế biến cho nhà nhập khẩu, các nhà máy buộc phải nhập khẩu một lượng khá lớn tôm nguyên liệu từ các nước.

Nuôi tôm công nghiệp ở Sóc Trăng.

Thiếu hụt nguyên liệu dẫn đến giá thu mua tăng là điều quá rõ ràng. Và doanh nghiệp vẫn có thể cân đối được lợi nhuận khi ký kết hợp đồng xuất khẩu. Nhưng điều khiến doanh nghiệp lo lắng chính là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của nguồn tôm nguyên liệu, kể cả trong nước lẫn nhập khẩu. Trong đó, nổi bật là tình trạng dư lượng kháng sinh hay một số hóa chất cấm khác. Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2016, cả nước có hàng chục lô hàng tôm xuất khẩu bị trả về do dư lượng kháng sinh hay một số hóa chất cấm khác. Theo các doanh nghiệp, dù có kiểm tra kháng sinh hay các chất cấm kỹ đến mức độ nào đi nữa, khả năng hàng bị trả về vẫn còn. Lãnh đạo một doanh nghiệp giải thích: "Người nuôi dù có thực hiện đúng thời gian ngưng sử dụng kháng sinh theo khuyến cáo đi nữa, trong 1 ao tôm vẫn có thể có con còn dư lượng kháng sinh. Bởi khả năng bài tiết kháng sinh của mỗi con tôm là khác nhau, tùy theo cơ địa và sức khỏe của chúng". Vị này "hài hước" cho biết thêm: "Mình đâu có kiểm hết từng con được, nên khi qua đến nhà nhập khẩu, xui xẻo họ bóc ngay con tôm còn dư lượng thì coi như cả lô hàng đó bị trả về, vừa lỗ, vừa mất uy tín với khách hàng".

Không chỉ có khó khăn về nguyên liệu, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với một khó khăn mới. Đó là không còn được vay ngoại tệ (chủ yếu là đồng đô-la Mỹ) để phục vụ sản xuất, mà thay vào đó phải vay bằng Việt Nam đồng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hạn chế tình trạng đô-la hóa tiền tệ trong nước. Phân tích về khó khăn này, một doanh nghiệp, cho biết: "Nếu vay đô-la Mỹ lãi suất mỗi năm chỉ khoảng 2%, còn nếu vay bằng Việt Nam đồng ở thời điểm hiện tại, lãi suất ít gì cũng từ 8% trở lên, hay nói cách khác là lãi suất sẽ tăng thêm ít nhất là 6% mỗi năm".

Tuy nhiên, khi vay bằng đô-la Mỹ vẫn có rủi ro riêng của nó: đó là tỷ giá giữa đồng đô-la Mỹ với đồng Việt Nam. Đồng tình với nhận định này, nhưng theo các doanh nghiệp, tỷ giá giữa đồng đô-la Mỹ với đồng Việt Nam thời gian qua khá ổn định. Mặt khác, với mặt bằng lãi suất khá cao của đồng Việt Nam hiện nay, cho dù tỷ giá có biến động thêm đôi chút doanh nghiệp vẫn có lợi hơn. Một doanh nghiệp lo lắng: "Thời gian gần đây, các ngân hàng đều tăng lãi suất huy động, nên khả năng lãi suất cho vay trong thời gian tới sẽ còn cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ còn tiếp tục khó khăn nếu phải vay bằng đồng Việt Nam".

Với giá thức ăn nuôi tôm, hóa chất xử lý môi trường, thuốc thú y thủy sản… cao hơn 30 – 40% và tỷ lệ nuôi thành công đạt thấp so với các nước, khiến giá thành tôm nuôi của Việt Nam cao, khả năng cạnh tranh thấp, nay doanh nghiệp phải chịu thêm khoản lãi vay tăng, khiến doanh nghiệp vốn đã khó càng thêm khó. Các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng chính là một trong những nguồn mang ngoại tệ về cho đất nước rất lớn, nên việc không được vay ngoại tệ để sản xuất, kinh doanh sẽ là một thiệt thòi không nhỏ.

XUÂN TRƯỜNG

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang