• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đâu là hướng mở của thủy sản Việt Nam?

Nguồn tin: An Giang, 10/01/2016
Ngày cập nhật: 11/1/2016

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong năm 2015 ước đạt 6,7 tỉ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2014. Thủy sản Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang 164 thị trường trên thế giới.

Tuy nhiên, trong năm 2015, tất cả thị trường này đều có kim ngạch xuất khẩu giảm, dao động từ 3 - 27% so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ ASEAN tăng 8% giá trị xuất khẩu của toàn ngành thủy sản Việt Nam giảm và mặt hàng chủ lực như con tôm thậm chí còn giảm mạnh. Riêng An Giang, thuỷ sản đông lạnh xuất đạt 135 ngàn tấn, tương đương 300 triệu USD, đạt 72,97% về lượng và 81,08% về kim ngạch so cùng kỳ. Theo nhiều chuyên gia, để ngành thủy sản phát triển, điều tiên quyết là phải xác định rõ nguyên nhân của những hạn chế và đối thủ mà thủy sản của chúng ta sẽ cạnh tranh để có đối sách thích hợp.

Vấn đề chính của con tôm: Giá hay Thuốc? Tại Hội nghị tổng kết xuất khẩu thủy sản năm 2015 của VASEP tổ chức vào cuối tháng 12-2015, nhiều đại biểu cho rằng từ đầu năm 2015 giá tôm trên thị trường thế giới liên tiếp giảm và tháng sau giá bán lại thấp hơn giá của tháng trước, và tính đến tháng 11-2015, giá tôm đã giảm 35% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân là do giá tôm của các nước như Indonesia, Ấn Độ giảm mấy chục phần trăm vì những quốc gia này “phá giá đồng nội tệ khá mạnh so với đô la Mỹ”. Thậm chí, có thời điểm giá tôm của Indonesia rẻ đến nổi không thể rẻ hơn, còn giá tôm Việt Nam cao hơn giá tôm trung bình thế giới khoảng 20% do đồng tiền Việt Nam chỉ giảm 5% so với đô la Mỹ.

Đây là lý do chính khiến tôm Việt Nam không thể cạnh tranh được với tôm các nước. Trong số những lô hàng thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam bị trả về do vấn đề kháng sinh, có những lô tôm được nông dân nuôi quảng canh, không dùng bất cứ loại kháng sinh nào cũng bị bên mua thông báo là có dư lượng kháng sinh để trả về. Từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm giao hàng thường cách nhau 6 tháng, giá tôm lúc giao hàng đã giảm đáng kể so với thời điểm ký hợp đồng mua hàng. Vì thế, để mua được hàng giá rẻ, các công ty nhập khẩu chỉ còn cách “viện dẫn” sản phẩm có chất kháng sinh để trả về. “Khi giá tôm giảm mạnh cũng là lúc các công ty nhập khẩu đưa ra tiêu chuẩn (dư lượng) kháng sinh thấp nhất có thể nên ngay cả con tôm nuôi quảng canh cũng bị đối tác thông báo là nhiễm kháng sinh để không nhận hàng. Đó là lý do vì sao số lô hàng thủy sản trong năm 2015 bị trả về nhiều”.

Thậm chí, theo một số doanh nghiệp, không những các lô hàng sản xuất vào những tháng đầu năm 2015 bị nhà nhập khẩu thông báo trả về do vướng kháng sinh mà thậm chí những lô hàng nhập từ cuối năm 2014 cũng bị thông báo là dính kháng sinh và bị trả về. Nguyên nhân là từ thời điểm cuối năm 2014 đến cuối năm 2015, giá tôm đã giảm 50% tức là với số tiền ký hợp đồng mua 1 tấn tôm của năm 2014 thì nhà nhập khẩu có thể mua 2 tấn tôm vào lúc này với chất lượng tương đương. Trên những số liệu có được, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2016, nhờ những tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), con tôm Việt Nam sẽ có những thuận lợi mới nhưng chưa hết thách thức.

Vì thế, việc của ngành thủy sản cần xem, trong số những thách thức đó, những vấn đề nào cần phải giải quyết. Theo nhiều doanh nghiệp, tỷ giá và hàng rào kỹ thuật từ các nước dựng lên vẫn là khó khăn của con tôm không chỉ trong năm qua mà còn tiếp tục trong năm tới. Đây cũng là khó khăn của tất cả các nước xuất khẩu tôm chứ không phải chỉ riêng của Việt Nam. Đối với Việt Nam, thách thức nổi bật là tình trạng không kiểm soát được dư lượng kháng sinh, hóa chất. Vì thế, nhiệm vụ của ngành thủy sản là cần tập trung vào giải quyết vấn đề này.

Vấn đề của Việt Nam là thiếu những con tôm sạch nên không biết sẽ bán thế nào. Nếu có tôm sạch, chúng ta bán đâu cũng được và giá cạnh tranh hơn các nước khác”. Trước đây, tôm Việt Nam sợ đối thủ Trung Quốc và Thái Lan nhưng nay chúng ta có thể cạnh tranh thắng lợi với tôm Thái lan về những vấn đề liên quan đến xã hội, lao động, thắng Trung Quốc về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Như vậy, đối thủ chính của tôm Việt Nam là Indonesia và Ấn Độ.

Cái mà ngành tôm Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt không phải vì hai quốc này phá giá đồng tiền – đây là yếu tố vĩ mô nên doanh nghiệp không thể quyết định được, mà chính là chi phí giá thành. Hiện tỷ lệ nuôi tôm thành công của Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 35%, còn Indonesia và Ấn Độ tỷ lệ nuôi thành công gấp đôi Việt Nam. Bên cạnh đó, giá tôm giống của hai nước này dưới 50.000 đồng/con, trong khi đó giá tôm giống của Việt Nam lên đến 105.000 đồng/con. Một khi Việt Nam không giảm được chí phí đầu vào, thì không thể nói đến chuyện cạnh tranh với tôm của hai quốc gia này.

Đối với cá tra, nên tập trung vào thị trường châu Á Đối với con cá tra, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hùng Vương cũng đồng thời là Phó chủ tịch VASEP, cho rằng, năm 2016, Việt Nam sẽ tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại (FTA) và câu hỏi đặt ra doanh nghiệp có tận dụng được hay không? Theo ông Minh, với những lý do như giá điện cao, không vay được ngoại tệ mà chỉ vay nội tệ... nên giá thành của thủy sản Việt Nam gặp khó khăn trong cạnh tranh.

Cơ hội mở ra rất lớn nhưng khó khăn vẫn chất đầy. “Quan điểm của tôi là khi các liên minh, hiệp định được ký kết thì đi liền với đó là hàng rào kỹ thuật ngày tăng thêm. Vì thế, đòi hỏi ngành thủy sản phải đi từ gốc đến ngọn, tức là phải đảm bảo được từ con giống, nuôi trồng và chế biến”, ông Minh nói. Theo VASEP, ngoài những hàng rào kỹ thuật được dựng lên ngày càng nhiều tại Mỹ, EU, thời gian tới, đối thủ cạnh tranh với con cá tra ở hai thị trường này vẫn là cá tuyết, cá minh thái nên sẽ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của con cá tra.

Vì thế, VASEP đưa ra dự báo, xuất khẩu cá tra trong năm 2016 chỉ ở mức 1,5 tỉ đô la Mỹ, giảm 5% so với năm 2015. Cũng theo ông Dương Ngọc Minh, để tránh những rào cản kỹ thuật và đối thủ cạnh tranh trực tiếp, năm 2016, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam không nên quan tâm quá nhiều đến thị trường Mỹ mà hãy nhắm vào thị trường châu Á. Đây là những thị trường mà cá tra Việt Nam có thể có sự tăng trưởng nhanh nhờ không gặp những đối thủ cạnh tranh.

Những nỗ lực cần có… Tại Hội chợ Nghề Cá Trung Quốc lần thứ 20 năm 2015 diễn ra tại thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc; Chương trình nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương thuộc Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương Việt Nam và Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã tạo điều kiện cho 04 Trung tâm xúc tiến thương mại: Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang cùng 06 doanh nghiệp chuyên về nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản tham dự, Trong số này, có 04 doanh nghiệp của tỉnh An Giang tham gia hoạt động tổ chức gian hàng và kết nối giao thương là Cửu Long, Nam Việt, Thuận An và An Mỹ.

Theo các doanh nghiệp An Giang, lượng khách hàng đến thăm gian hàng của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam quan tâm tỉm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán và sản phẩm mà các doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm nhiều nhất là cá tra nguyên con xẻ bướm, vi cá, bong bóng và bao tử cá. Các doanh nghiệp đã có điều kiện để tiếp cận đối tác mới là Tập đoàn Wallmart, doanh nghiệp phân phối thủy sản hàng đầu của Thanh Đảo và một số đối tác lớn khác để các bên tiếp tục đàm phán về hợp tác kinh doanh trong thời gian tới.

Cho thấy việc chuyển hướng vào thị trường châu Á là có cơ sở và triển vọng. Tuy nhiên, để tránh rủi ro và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ổn định và bền vững cần có sự hỗ trợ tốt nhất từ các cơ quan chức năng như Cục Xúc tiến Thương mại và các Vụ thị trường nước ngoài – Bộ Công Thương Việt Nam tăng cường hơn nữa các hoạt động kết nối giao thương, khảo sát thị trường và cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp thông qua Trung tâm Xúc tiến các địa phương.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam để có thể trao đổi thuận lợi, tìm hiểu kỹ hơn các chính sách xuất nhập khẩu, phương thức làm ăn của các nước trong khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam cần bố trí người có thể giao tiếp tốt tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Hàn… và các tài liệu liên quan… để có thể tiếp cận và tham gia đàm phán hợp đồng khi tham gia các Hội chợ triển lãm hoặc kết nối giao thương tại các nước trong khu vực./.

Như thảo

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

30/12/2016

29/12/2016

28/12/2016

27/12/2016

27/12/2016

26/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

25/12/2016

24/12/2016

Xem tiếp

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2015 | 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang