• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân ra đồng gặt đêm để tránh nắng nóng

Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 01/06/2015
Ngày cập nhật: 2/6/2015

Sau những tháng ngày vất vả chăm bẵm, vụ gặt lúa Xuân năm nay rơi đúng giai đoạn thời tiết nắng nóng lên đỉnh điểm.

Gia đinh bà Kiều Thị Năm gặt lúa trên cánh đồng Đọ, xã Cần Kiệm, Thạch Thất.

Vì vậy, ở nhiều nơi tại ngoại thành Hà Nội, thay vì ban ngày, người dân đã ra đồng làm việc vào ban đêm.

Ra đồng lúc nửa đêm

Mấy ngày vừa qua, khi thời tiết nắng nóng, đỉnh điểm có ngày trên 40oC cũng là lúc lúa vụ Xuân đến kỳ thu hoạch. Dọc các tuyến QL6, QL32, các tuyến tỉnh lộ chạy qua các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì… những địa bàn thường thu hoạch lúa sớm, người dân đã tranh thủ bằng mọi cách tránh nắng thu hoạch lúa. Ngoài việc sử dụng thêm một loại trang bị chống nắng truyền thống mà rất hiệu quả là “áo tơi lá” - một vật dụng để chống nắng khi đi làm đồng trước đây người nông dân thường sử dụng, thì đa số người dân xuống đồng vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi cái nóng đã dịu bớt. Trên cánh đồng Đọ, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, lúc trời chiều đã tắt nắng nhưng hơi nóng vẫn bốc lên hầm hập. Vừa đưa tay gạt những giọt mồ hôi nhễ nhại, bà Kiều Thị Năm chia sẻ: “Lúa đến kỳ thu hoạch, không tranh thủ ngày trời khô nắng thì đến lúc mưa xuống hỏng hết. Thế nên mấy hôm nay, mặc dù nắng nóng thế, chúng tôi vẫn phải ra đồng. Chỉ có điều khung thời gian có khác đi. Nếu bình thường 6 – 7 giờ sáng mới xuống đồng thì bây giờ để tránh nắng, chúng tôi thường dậy từ lúc nửa đêm. Hôm nào muộn nhất cũng chỉ tầm ba rưỡi, bốn giờ đã ra đồng tranh thủ gặt nhanh, độ tám, chín giờ nắng lên là nghỉ rồi. Còn buổi chiều thì phải đợi nắng yếu, cái nóng giảm đi, độ ba rưỡi, bốn giờ chiều, mọi người mới xuống đồng. Không tranh thủ thức đêm thức hôm thế để lúa chín rũ, rụng hết thì mất công cả vụ chăm bẵm”. Cũng vì thời gian làm việc trên đồng thay đổi để tránh nắng nên ban ngày trên những cánh đồng lúa chín vàng không một bóng người. Trời nắng nóng, mặt đường bê tông cái nóng càng bốc lên hầm hập khiến chẳng ai muốn ra đồng. Thế nhưng cứ chiều xuống, trên khắp các cánh đồng, một khung cảnh làm việc náo nhiệt lại diễn ra. Các gia đình huy động hết nhân lực từ ông già, bà cả đến các cháu học sinh vừa được nghỉ hè cũng tranh thủ ra đồng phụ giúp gia đình thu hoạch lúa. Tiếng nói, cười rộn rã cùng ánh đèn sáng mãi đến đêm khuya.

10 giờ đêm mới ăn cơm… tối

Gặt, tuốt ngoài đồng đã vậy, việc phơi phóng cho hạt lúa được nắng cũng không kém phần vất vả. Đã gần 10 giờ đêm, hai vợ chông ông bà Lan – Thự (xóm Lải Trong, Cần Kiệm, Thạch Thất) năm nay ngót nghét sáu mươi tuổi vẫn lầm lũi cào thóc đổ vào quây. Vừa luôn tay xúc, đổ thóc vào quây, ông Thự vừa phân bua: “Đã được hột cơm nào vào bụng đâu. Hai vợ chồng ra đồng lúc gần 4 giờ chiều, gặt hơn 2 sào vừa bó, gánh lên cho máy nó “phụt” rồi chuyển về nhà, giờ lại phải quây hết thóc lại kẻo đêm trời mưa thì hỏng”. Theo ông Thự, lúa năm nay được mùa, chỗ nào kém thì cũng trên dưới 2 tạ một sào (khoảng 5,5 – 6 tấn/ha). Hơn nữa, cũng may là Cần Kiệm đã dồn điền, đổi thửa xong nên mỗi gia đình chỉ còn làm trên 1 - 2 thửa, nhà nào nhiều thì 3 thửa nên cũng giảm được nhiều công. “Nếu vẫn chia nhỏ như mấy năm trước thì còn “khướt”! Được cái năm nay dồn đổi tập trung lại, làm cũng nhàn hơn” - ông Thự bộc bạch. Khi được hỏi, sao giờ này vẫn chưa ăn cơm, ông bảo: “Ồ! Chuyện nhỏ, ở nông thôn thế là thường! Nửa đêm ăn cơm “tối”, gần trưa ăn cơm “sáng” là chuyện nhà nào cũng gặp. Ngày mùa của nông dân thì chả có giờ giấc gì đâu, miễn khi nào xong việc thì thôi”, rồi cười sảng khoái. Dưới ánh đèn điện, nụ cười của lão nông da đen sạm như xóa tan đi nỗi mệt nhọc đeo bám suốt những ngày nóng bức.

Đàm Quân

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang