• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bấp bênh cây mì trên đất thâm canh

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 08/04/2015
Ngày cập nhật: 9/4/2015

Từ vụ mì trước, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đã tăng hơn 100 ha mì trên đất rừng chuyển đổi, đưa loại cây “thâm niên” chiếm hầu hết trong số diện tích cây màu hàng năm ở địa phương, với 1.500 ha/2.150 ha. Trong khi vào cuối vụ thu hoạch mì, nhiều người tỏ ra ngán ngẩm bởi lợi nhuận thấp, công đầu tư, chăm sóc quá nhiều.

Người dân thu hoạch mì ở xã Sông Phan

Năng suất tinh bột giảm

Chúng tôi đến xã Sông Phan cuối tháng 3, khi cái nắng mùa khô hạn đang gay gắt. Đã vào cuối vụ thu hoạch, nhiều nương rẫy thân mì chất thành đống, khô gầy. Bắt chuyện anh Trần Văn Bảy, thôn Tân Hòa, xã Sông Phan, anh cho hay, đầu vụ thời tiết nắng hạn kéo dài, hom giống gieo xuống không lên nổi, nhiều người tất tả mua hom trong, ngoài tỉnh về gieo lại. Vào chính vụ, đất trồng mì lâu năm mắc bệnh đầu rồng, nấm lá… lại thêm khoản chi phí tiền thuốc phun xịt. Bởi vậy, năng suất mì giảm so vụ trước: từ mỗi ha 20 - 25 tấn mì tươi (9 tấn mì khô phơi 3 - 4 nắng), năm nay còn 7 tấn mì khô/ha. Cùng với đó, giá mì cũng giảm xuống, vụ trước trên 4.000 đồng/kg mì khô, đầu vụ thu hoạch này 3.850 đồng/kg, cuối vụ hiện nay 3.700 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí: phân, thuốc, còn lãi 10 triệu đồng/ha trong thời gian trồng 6 - 7 tháng, tính ra thua trồng các cây khác nhiều. Hầu hết người trồng mì ở xã Sông Phan đều lấy công làm lời. Còn đối với dân địa phương khác có đất ở Sông Phan hoặc thuê đất ở đây trồng mì, chẳng còn lãi bao nhiêu, thậm chí lỗ. Ông Đào Xuân Hoàng, khu phố 1, thị trấn Tân Nghĩa sở hữu 2 ha đất trồng mì ở xã giáp ranh này không mấy vui, nói: “Tôi thu hoạch vừa xong cuối tháng 3 này, giá bán mì tươi hạ còn 1.100 đồng/kg, thu 55 triệu đồng, trừ tổng chi phí (hom giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuê công chăm sóc…) 40 triệu đồng, chỉ lãi 15 triệu đồng cho 2 ha”. Ông Hoàng cho biết thêm, ra tháng 4, giá mì tươi rớt thê thảm nữa, còn 700 đồng/kg; mà hai doanh nghiệp tiêu thụ chính là nhà máy chế biến mì ở km 37, Nhà máy chế biến cồn Xuân Lộc không muốn thu mua nữa. Họ cho rằng, mì để thời gian lâu thu hoạch, chất lượng tinh bột giảm. Những ngày này, cuối buổi chiều, nhà máy chế biến mì km 37, Tân Lập, Hàm Thuận Nam đóng cổng, không tiếp nhận xe chở mì vào nữa.

Ở những nơi khác trong huyện Hàm Tân, dân trồng mì thâm niên cũng không mấy khá hơn. Anh Huỳnh Trọng Dương, xã Sơn Mỹ cho biết, anh thu hoạch khá sớm, sợ trễ lượng bột mì sẽ giảm, nhưng chẳng hơn gì. Vụ mùa qua, anh đầu tư 40 triệu đồng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 5 ha mì; năng suất vụ này đạt 7 tấn mì khô/ha; thấp hơn vài tấn so với vụ mì năm trước. Anh bỏ công chăm sóc toàn bộ, chỉ thu được 10 triệu đồng/ha. Mấy năm trước, anh thu 25 triệu đồng/ha, lúc mì khô đang có giá trên 5.000 đồng/kg. Trong khi đó, anh Trần Hữu Thanh, nông dân trồng mì lâu năm ở thôn Đá Mài 2, xã Tân Xuân cho hay, mì chính vụ trồng đất rẫy xa không ít diện tích của nông dân địa phương, các xã lân cận xuất hiện bệnh vàng lá vào hai đợt khô hạn: tháng 6 - 7, tháng 10 - 11 năm rồi, nên năng suất tinh bột mì giảm. “Nhà tôi trồng 2 ha, năm ngoái thu gần 20 tấn mì khô, năm nay còn 14 tấn, giảm 6 tấn. Thu nhập cũng giảm đi”, anh Thanh nói…

Qua nhiều địa phương thâm canh cây “chủ lực” này cho thấy, đất trồng mì lâu năm đã chuyển sang bạc màu, xuất hiện một số bệnh thường gặp ở mì (vàng lá, nấm thân cây và lá…), năng suất, chất lượng tinh bột mì giảm là điều không tránh khỏi; ảnh hưởng đến giá cả đầu ra. Một số tiểu thương thu mua mì ở Hàm Tân cho biết: “Doanh nghiệp đầu mối nhập mì thông báo, giá mì nguyên liệu thấp (thấp hơn 1.000 đồng/kg mì khô so các mùa vụ khác) là do hàm lượng tinh bột mì năm nay không cao bằng năm trước”.

Có nước thủy lợi mới dễ chuyển đổi cây trồng

Trao đổi với chúng tôi về thực trạng cây mì ở địa phương, ông Nguyễn Quốc Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Sông Phan trăn trở: 1.500 ha mì thâm niên đã 5 - 6 năm nay rồi, đất thoái hóa, năng suất, chất lượng giảm rõ. Xã cũng đã định hướng cho người dân thâm canh mì chuyển đổi cây trồng sang thanh long, trồng keo mang tầm dài hơi hơn, nhưng điều kiện Sông Phan phần đông người dân còn khó khăn, làm mùa nào “xào” mùa đó, bà con thiếu vốn đầu tư; vả lại nước sản xuất còn quá thiếu, chủ yếu phụ thuộc nước trời, nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gặp không ít khó khăn. Hiện một số ít hộ dân ở thôn Tân Hòa có chút vốn, mùa tới chủ động chuyển sang trồng keo, phần lớn các hộ còn lại cùng đồng bào dân tộc thôn Tân Quang chỉ thuộc diện tạm đủ ăn, nên năm nào cũng chỉ biết bám lấy cây mì thâm canh trông nhờ thời tiết thuận lợi và giá mì ổn định! Người dân ở xã khô hạn này đang mong đợi đập dâng Sông Phan hoàn chỉnh, đáp ứng nguồn nước cho sản xuất thì mới thuận lợi chuyển đổi cây trồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Tân Nguyễn Tấn Phước cũng nhìn nhận: “Trong diện tích cây màu hàng năm, mì vẫn chiếm phần lớn; khó khăn chính của huyện lâu nay là thiếu nước chuyển đổi cây trồng. Mới đây, UBND huyện đã làm việc với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thống nhất kiến nghị tỉnh đầu tư vốn hoàn chỉnh hai tuyến kênh Tây, kênh Đông công trình hồ thủy lợi Sông Dinh 3, sớm đưa vào phục vụ tưới tiêu nông nghiệp trong bối cảnh hạn hán đang kéo dài hiện nay. Chủ động được nguồn nước thì mới dễ khuyến cáo người dân chuyển đổi nhiều diện tích mì đang thâm canh lâu nay, cùng với Nhà nước hỗ trợ thêm vốn vay ưu đãi cho nông dân trong chuyển hướng sản xuất cây trồng này”. Về phía người dân thua thiệt trồng mì lâu nay, cần chủ động luân canh sang một số cây màu thích hợp trên đồng đất trồng mì lâu năm để đạt hiệu quả cao hơn. Trong thời gian không xa, có thêm nguồn nước tưới thủy lợi của các công trình sắp hoàn chỉnh trên địa bàn, sẽ tạo thuận lợi nhiều hơn cho nông dân Hàm Tân hướng đến cây trồng mang lợi ích kinh tế lâu dài.

THÁI KHOA

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang